Lưỡi bị nứt là tình trạng khiến nhiều người cảm thấy đau rát, khó chịu, nhất là khi ăn uống và nói chuyện. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và làm cách nào để khắc phục? Hãy cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu kỹ hơn qua những thông tin của bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
- Lưỡi bị nứt là gì? Có nguy hiểm không?
- Dấu hiệu lưỡi bị nứt
- Nguyên nhân lưỡi bị nứt
- Do di truyền
- Hội chứng Down và Melkersson - Rosenthal
- Do các vấn đề sức khỏe
- Vậy lưỡi bị nứt là bệnh gì?
- Bị nứt lưỡi phải làm sao?
- Chăm sóc, vệ sinh răng miệng
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
- Thăm khám nha khoa định kỳ
Lưỡi bị nứt là gì? Có nguy hiểm không?
Nứt lưỡi là tình trạng lành tính, không gây ra vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Bình thường, lưỡi có bề mặt tương đối bằng phẳng. Tuy nhiên, vì một số lý do mà bề mặt trên của lưỡi xuất hiện một hoặc nhiều vết nứt sâu, chạy dọc theo chiều dài lưỡi, khiến lưỡi có vẻ ngoài nhăn nheo.
Thực tế, nứt lưỡi không phải là tình trạng hiếm gặp. Có khoảng 5% dân số trên thế giới mắc phải tình trạng này. Thậm chí nứt lưỡi còn có thể xuất hiện ở cả trẻ mới sinh hay trẻ trong giai đoạn từ 1 - 5 tuổi.
Lưỡi bị nứt là tình trạng lưỡi xuất hiện các rãnh sâu chạy dọc theo chiều dài của lưỡi gây khó chịu
Dấu hiệu lưỡi bị nứt
Lưỡi bị nứt có thể nhận biết thông qua tình trạng mặt trên của lưỡi xuất hiện vết nứt như chia lưỡi ra làm đôi theo chiều dọc. Thông thường, phần giữa của lưỡi là phần dễ xuất hiện các vết nứt và nứt lưỡi nặng nhất.
Tùy vào nguyên nhân mà số lượng cũng như kích thước vết nứt có thể khác nhau. Các rãnh sâu trong lưỡi rất dễ nhìn thấy bằng mắt thường. Đây cũng là cách để nha sĩ và bác sĩ chẩn đoán tình trạng nứt lưỡi.
Ngoài ra, nếu bạn bị nứt lưỡi do chứng viêm lưỡi bản đồ, lưỡi sẽ xuất hiện các núm nhỏ màu trắng hồng bao phủ hoặc có viền màu trắng xung quanh. Người mắc chứng bệnh này thường bị thiếu núm ở các khu vực khác nhau của lưỡi.
Lưỡi nứt hay lưỡi bản đồ không phải là tình trạng nguy hiểm, tuy nhiên nó lại gây khó chịu và lưỡi trở nên nhạy cảm với một số chất.
Bề mặt lưỡi xuất hiện các rãnh sâu có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường
Sau đây là một số đặc điểm quan trọng của tình trạng nứt lưỡi:
- Xuất hiện các vết nứt, rãnh hoặc khe hở ở trên đỉnh và hai bên của lưỡi.
- Các vết nứt chỉ ảnh hưởng đến lưỡi, không lan sang các vùng niêm mạc miệng khác.
- Vết nứt trên lưỡi có độ sâu khác nhau, có thể lên đến 6mm.
- Các rãnh nứt kết nối với nhau và tách lưỡi ra thành nhiều phần nhỏ.
- Vết nứt có thể xuất hiện ở trẻ ngay từ khi mới sinh. Theo thời gian, các vết nứt sẽ sâu hơn và trở nên rõ rệt hơn.
Nguyên nhân lưỡi bị nứt
Để chữa bệnh lưỡi bị nứt bạn cần xác định được nguyên nhân gây nứt là gì. Theo các chuyên gia, nứt lưỡi có thể là do di truyền, do một số hội chứng nhất định hoặc các vấn đề về sức khỏe. Cụ thể:
Do di truyền
Mặc dù vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân nhưng theo một số nghiên cứu cho thấy nứt lưỡi có thể là do di truyền. Nếu bạn sinh ra trong gia đình có ông bà, cha mẹ bị nứt lưỡi, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng này cao hơn những người khác.
Hội chứng Down và Melkersson - Rosenthal
Lưỡi nứt có thể liên quan đến hội chứng Down và hội chứng Melkersson - Rosenthal.
Hội chứng Down còn được gọi là hội chứng 3 nhiễm sắc thể 21, là tình trạng di truyền có thể gây ra nhiều khiếm khuyết về thể chất và tinh thần. Khi mắc hội chứng Down, người bệnh sẽ trải qua các vấn đề liên quan đến miệng, trong đó có nứt lưỡi.
Hội chứng Melkersson - Rosenthal, mặc dù không quá phổ biến, nhưng cũng là một nguyên nhân khiến lưỡi bị nứt. Khi mắc phải người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như: nứt lưỡi, sưng mặt, sưng môi trên, liệt mặt,…
Do các vấn đề sức khỏe
Lưỡi bị nứt là bệnh gì? Theo các chuyên gia, tình trạng nứt lưỡi có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe như:
- Suy dinh dưỡng, cơ thể thiếu một số loại vitamin quan trọng như vitamin A, B12, Acid folic,…
- U hạt dị ứng.
- Bệnh vảy nến.
Thiếu hụt vitamin và chất dinh dưỡng là những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng nứt lưỡi
Vậy lưỡi bị nứt là bệnh gì?
Lưỡi bị nứt có thể xuất hiện do các bệnh lý như u hạt dị ứng, hội chứng nhất định như hội chứng Down, suy dinh dưỡng, vảy nến hay Melkersson - Rosenthal. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền và thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc lưỡi bị nứt.
Trên thực tế, hầu hết các trường hợp nứt lưỡi không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể tự phục hồi tại nhà.
Bị nứt lưỡi phải làm sao?
Lưỡi bị nứt có nguy hiểm không? Nứt lưỡi không gây nguy hiểm cho sức khỏe, một số trường hợp có thể không cần phải điều trị. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải tuân thủ một số điều sau đây:
Chăm sóc, vệ sinh răng miệng
Bạn nên đánh răng ít nhất là 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa và vệ sinh lưỡi sau khi ăn để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn, vụn thức ăn thừa một cách triệt để. Tránh để chúng có cơ hội tích tụ trong các khe nứt và rãnh trên lưỡi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng như hôi miệng, sâu răng.
▷ Tham khảo: Mách bạn cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Hãy đảm bảo bạn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất để vừa tăng cường sức đề kháng, vừa ngăn ngừa tình trạng nứt lưỡi trở nên nghiêm trọng.
Thăm khám nha khoa định kỳ
Duy trì thói quen thăm khám nha sĩ 2 lần/năm để được các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và sớm khắc phục các bệnh lý liên quan đến răng miệng.
Lưu ý: Việc tự điều trị nứt lưỡi không phải lúc nào cũng tốt. Nếu lưỡi bị đau rát kéo dài, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của các bác sĩ để được điều trị đúng cách.
Xây dựng thực đơn khoa học và vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp cải thiện và khắc phục tình trạng nứt lưỡi
Lưỡi bị nứt không phải là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, nhưng nó lại gây đau rát và khó chịu cho người mắc phải. Để ngăn chặn và điều trị tình trạng này, bạn cần chủ động chăm sóc răng miệng đúng cách và duy trì một lối sống lành mạnh. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào khác có liên quan, hãy liên hệ với Nha Khoa Kim qua số hotline: 1900 6899 để được hỗ trợ.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.