Tiến quân ca được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944
Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh (Meeting) của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát lớn, bài Tiến quân ca đã được cất lên lần đầu tiên trước đông đảo dân chúng. Cũng tại quảng trường Nhà hát lớn, ngày 19 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát bài Tiến quân ca chào lá cờ đỏ sao vàng.
Tiến Quân Ca (Bản thu của Pháp 1946) - Official Lyric Video by Hà Nội Vi Vu
Ngày 15 tháng 7 năm 2016, gia đình của nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng ca khúc Tiến quân ca cho "nhân dân và Tổ quốc Việt Nam". Lễ tiếp nhận được tổ chức tại Tòa nhà Quốc hội. Cũng tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho bà Nghiêm Thúy Bằng, vợ của nhạc sĩ Văn Cao, để ghi nhận những nỗ lực của bà trong việc bảo tồn các tác phẩm của nhà soạn nhạc.
Theo Website chính thức Cục Bản quyền tác giả, hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao nhiệm vụ là cơ quan chủ quản quản lý bài Tiến quân ca quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan về bản quyền.
Và dưới đây là hơn 1 phút "câm lặng" trong màn chào cờ, hát quốc ca của ĐT Việt Nam trong trận ra quân tại AFF Cup, gặp ĐT Lào.
Lễ chào cờ, hát Quốc ca bị tắt tiếng trong trận đấu giữa ĐT Việt Nam và ĐT Lào. Nguồn: Next Media.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ, nếu bất kỳ ai bỏ tiền, thời gian, công sức, kỹ thuật ra sản xuất bản ghi (mà đã thanh toán quyền tác giả) thì là chủ sở hữu hợp pháp của bản ghi; bất kỳ ai sử dụng bản ghi đó thì phải xin phép nhà sản xuất. Sự việc lần này cho thấy nếu ban tổ chức sân sử dụng bản ghi có bản quyền thì các kênh Youtube ở Việt Nam tiếp sóng trận đấu đã không bị mất tiền oan.