Tác giả tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông
Tìm hiểu về tác giả tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông
- 1. Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông
- I. Tác giả Ai đã đặt tên cho dòng sông
- II. Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông
- 2. Ý nghĩa nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông
- 3. Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sông là một tác phẩm bút kí nổi tiếng của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm kể về dòng sông Hương thơ mộng mà thiên nhiên dành tặng riêng cho xứ Huế. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp các kiến thức về tác giả tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông để các bạn hiểu rõ hơn về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng như hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông.
- 10 mẫu phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông hay chọn lọc
1. Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông
I. Tác giả Ai đã đặt tên cho dòng sông
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xa Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
- Ông học tại Huế hết bậc Trung học, tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Sài Gòn năm 1960 và trường Đại học Huế năm 1964
- Năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường thoát li lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ bằng hoạt động văn nghệ
- Ông từng là Tổng thư kí Hội văn học nghệ thuật Trị Thừa - Thiên, Chủ tịch Hội Văn học Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt
- Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
- Các tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Rất nhiều ánh lửa, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoa trái quanh tôi, Ngọn núi ảo ảnh…
- Phong cách sáng tác:
+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…
+ Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.
II. Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông
1. Hoàn cảnh ra đời
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày 4-1-1946, in trong tập sách cùng tên.
- Bài bút kí có 3 phần, văn bản thuộc phần thứ nhất
2. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “quê hương xứ sở”): Thủy trình của sông Hương
- Phần 2 (còn lại): Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa và thi ca của sông Hương
3. Giá trị nội dung
- Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đáng là “một thi sĩ của thiên nhiên” (Lê Thị Hướng). Với những trang viết mê đắm, tài hoa, súc tích, tác giả đã thực sự làm giàu thêm cho linh hồn bức tranh thiên nhiên xứ sở.
- Sông Hương thực sự trở thành “gấm vóc” của giang sơn tổ quốc.Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương, đất nước
4. Giá trị nghệ thuật
- Thể loại bút kí
- Văn phong hướng nội, súc tích, tinh tế và tài hoa
- Sức liên tưởng phong phú, vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực
- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa…)
- Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan
2. Ý nghĩa nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sông là một bài bút kí của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về dòng sông Hương xinh đẹp của xứ Huế mộng mơ. Thông qua bài kí tác giả đã lý giải tên của dòng sông bằng một huyền thoại của làng Thành Chung. Người dân nơi đây vốn có làng nghề trồng rau thơm, vì quá yêu mến con sông nên người dân 2 bên bờ sông đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi. Với lối đặt tiêu đề bằng cách đặt câu hỏi độc đáo. Tác giả đã dẫn dắt người đọc đi đến hết tác phẩm để hiểu rõ hơn về vùng đất đậm chất thơ này. Bên cạnh đó, nhà văn còn mượn huyền thoại về tên dòng sông để nói lên khát vọng về con người ở đây: muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp lịch sử văn hóa quê hương đất nước.
3. Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông
Bài bút ký kể về một dòng sông duy nhất trên đất nước ta hình như được thiên nhiên dành cho thành phố Huế: sông Hương. Con sông cũng có hai tính cách: ngang bướng như "một cô gái Digan hoang dại" mà cũng vô cùng trữ tình, thơ mộng. Cũng theo tác giả, dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của nghệ sĩ, từ các nghệ sĩ hiện đại cho đến các nghệ sĩ trong dòng văn học thời phong kiến xa xưa. Từ những dẫn chứng cụ thể về cái tuyệt mỹ của cảnh quan sông Hương, sự gắn bó của sông Hương đối với lịch sử và văn hóa dân tộc, tác giả khẳng định: "Dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp của tâm hồn đất nước".
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.