Rối loạn nhân cách kịch tính có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, nghề nghiệp hoặc cảm xúc của người bệnh và cách họ phản ứng với những mất mát hoặc thất bại. Những người mắc chứng rối loạn nhân cách kịch tính cũng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn.
Tóm tắt nội dung
- 1 1. Rối loạn nhân cách kịch tính là gì ?
- 2 2. Các triệu chứng rối loạn nhân cách kịch tính
- 3 3. Nguyên nhân gây ra rối loạn nhân cách kịch tính
- 4 4. Chẩn đoán rối loạn nhân cách kịch tính
- 5 5. Điều trị rối loạn nhân cách kịch tính
- 6 6. Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín điều trị rối loạn nhân cách kịch tính
1. Rối loạn nhân cách kịch tính là gì ?
Rối loạn nhân cách kịch tính là một chứng rối loạn nhân cách thuộc “Nhóm B”. Những người mắc chứng rối loạn này có cảm xúc mãnh liệt, không ổn định và nhìn nhận hình ảnh bản thân một cách không thực tế.
Đối với những người bị rối loạn nhân cách kịch tính, lòng tự tôn của họ phụ thuộc vào sự tán thành của người khác mà không xuất phát từ cảm nhận thực sự về giá trị bản thân. Họ rất muốn được người xung quanh chú ý và thường cư xử một cách thái quá hoặc không phù hợp để thu hút sự chú ý. Rối loạn này phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới và thường biểu hiện rõ ràng ở tuổi vị thành niên hoặc giai đoạn đầu trưởng thành.
2. Các triệu chứng rối loạn nhân cách kịch tính
Trong nhiều trường hợp, những người bị rối loạn nhân cách kịch tính có kỹ năng xã hội tốt; tuy nhiên, người bệnh có xu hướng sử dụng những kỹ năng này để thao túng người khác để họ có thể trở thành trung tâm của sự chú ý.
Một người mắc chứng rối loạn nhân cách kịch tính cũng có thể:
- Hay tỏ ra khó chịu trừ khi họ là trung tâm của sự chú ý.
- Ăn mặc khiêu gợi và/ hoặc thể hiện hành vi quyến rũ, tán tỉnh một cách không phù hợp.
- Thay đổi cảm xúc nhanh chóng.
- Hành động rất kịch tính, như thể đang “diễn kịch” với những cảm xúc và biểu cảm cường điệu, nhưng dường như thiếu sự chân thành.
- Quá quan tâm đến ngoại hình.
- Liên tục tìm kiếm sự trấn an hoặc chấp thuận.
- Cả tin và dễ bị ảnh hưởng bởi người khác.
- Quá nhạy cảm với những lời chỉ trích hoặc phản đối.
- Khả năng chịu đựng sự thất vọng thấp và dễ thấy nhàm chán, thường bắt đầu công việc mà không hoàn thành hoặc bỏ qua tuần tự các bước.
- Không suy nghĩ trước khi hành động.
- Đưa ra quyết định hấp tấp.
- Tự cho mình là trung tâm và hiếm khi thể hiện sự quan tâm đến người khác.
- Gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ, thường tỏ ra giả tạo hoặc nông cạn trong giao tiếp với người khác.
- Đe dọa hoặc cố gắng tự tử để thu hút sự chú ý.
3. Nguyên nhân gây ra rối loạn nhân cách kịch tính
Nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn nhân cách kịch tính vẫn chưa được kết luận, nhưng nhiều chuyên gia sức khỏe tâm thần tin rằng chứng rối loạn này được hình thành do ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền và môi trường. Ví dụ, rối loạn nhân cách kịch tính có khuynh hướng xuất hiện ở nhiều thành viên gia đình cho thấy một gene tác động đến rối loạn này đã được di truyền trong gia đình. Tuy nhiên, con cái có cha mẹ mắc chứng rối loạn này có thể chỉ đơn giản là lặp lại hành vi đã học.
Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành rối loạn nhân cách này là việc đứa trẻ không bị chỉ trích hay trừng phạt khi có hành động không đúng, không được khen ngợi khi có hành vi đúng, và sự chú ý từ cha mẹ không thể dự đoán được, tất cả những điều này sẽ làm trẻ bối rối về loại hành vi có thể thu hút sự chú ý từ cha mẹ.
Rối loạn nhân cách cũng thường phát triển liên quan đến tính cách cá nhân, cách học hỏi để đối phó với căng thẳng khi trưởng thành, hoặc thiếu sự hướng dẫn từ gia đình.
4. Chẩn đoán rối loạn nhân cách kịch tính
Nếu bệnh nhân có các biểu hiện của chứng rối loạn nhân cách kịch tính, bác sĩ sẽ bắt đầu thăm khám tổng trạng của bệnh nhân và khai thác tiền sử sức khỏe và tâm thần. Trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng về thể chất, bạn nên khám sức khỏe và làm các xét nghiệm tổng quát (chẳng hạn như chẩn đoán hình ảnh thần kinh hoặc xét nghiệm máu) để đảm bảo rằng bệnh thể chất không gây ra các triệu chứng của bạn.
Nếu bác sĩ không tìm thấy bệnh thể chất lý giải cho các triệu chứng, bạn có thể cần trao đổi với chuyên gia tâm lý, tâm thần và sử dụng các công cụ đánh giá được thiết kế đặc biệt để chẩn đoán chứng rối loạn nhân cách.
5. Điều trị rối loạn nhân cách kịch tính
Những người mắc chứng rối loạn nhân cách kịch tính cho rằng họ không cần điều trị. Bệnh nhân cũng có xu hướng phóng đại cảm xúc của mình và không thích xây dựng thói quen, điều này khiến việc theo dõi kế hoạch điều trị trở nên khó khăn.
Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị phổ biến cho những bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhân cách kịch tính, giúp cá nhân bệnh nhân khám phá ra những động cơ và nỗi sợ hãi liên quan đến suy nghĩ và hành vi của họ, đồng thời giúp họ học cách kết nối với những người khác theo cách tích cực hơn.
Thuốc đôi khi có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng khác đi kèm với chứng rối loạn này, chẳng hạn như trầm cảm và lo âu.
6. Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín điều trị rối loạn nhân cách kịch tính
- SHARE được thành lập từ năm 2008 - là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
- Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
- Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.
Mặc dù không thể ngăn ngừa chứng rối loạn nhân cách kịch tính, nhưng việc áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp có thể giúp những người dễ mắc chứng rối loạn nhân cách kịch tính tìm ra những cách giải quyết tình huống hiệu quả hơn.
Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc. Bài viết mang tính chất tham khảo và Docosan khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Histrionic Personality Disorder - webmd