Trong dân gian cây ngái hay còn gọi là sung dại là một loài cây mọc hoang trong tự nhiên. Từ lâu người dân đã dùng cây này để chữa bệnh trĩ, sỏi thận, kiết lỵ, đau nhức xương khớp, sốt rét,… Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại cây này. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về loại cây này và những điều cần biết khi sử dụng để tránh ngộ độc quả ngái.
Cây ngái là loại cây gì?
Thực ra khi được hỏi nhiều người không biết hoặc chưa từng nghe đến cây ngái. Nhưng cây ngái có nhiều đặc điểm rất giống cây sung và cây vả. Cây thân gỗ cao khoảng 5 - 7m, rất giống cây sung. Cành cây phủ nhiều lông, thân rỗng, hơi thô màu nâu.
Lá hình bầu dục có răng cưa, hai bề mặt có lông. Lá to gấp 3 lần lá sung và xù xì, phiến lá dài 15 - 30 cm. Cây ra hoa từ tháng 1 đến tháng 4 và mọc thành chùm ở gốc thân. Cây ra quả từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, thường mọc ở thân gần mặt đất. Quả rất giống quả sung nhưng to hơn nhiều có lông và những chấm nhỏ màu trắng, khi chín quả có màu vàng.
Công dụng của cây ngái
Một số công dụng của cây ngái:
- Thanh nhiệt, giải độc, cải thiện chức năng gan.
- Làm chắc xương, giảm đau, chữa các bệnh về xương khớp.
- Kích thích tiết sữa cho con bú, giúp mát sữa, lợi sữa.
- Giảm sưng phù ở những người bị tích nước.
- Chữa trĩnội, trĩ ngoại.
Ngoài ra, trên thế giới cũng có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của loại cây này, điển hình như:
- Hỗ trợ điều trị bệnhtiểu đường, ổn định đường huyết. Các nhà khoa học Ấn Độ cho biết, vỏ cây có chứa Ficus Hispida giúp tăng glycogenesis, tăng hấp thu glucose ngoại vi.
- Điều trị tiêu chảy: Dịch Methanol chiết từ lá làm giảm nhu động dạ dày và ruột, có tác dụng chống tiêu chảy. Tuy nhiên, cần lưu ý đây là công dụng của dịch chiết xuất từ lá, còn nếu ăn sống lá sẽ dẫn đến ngộ độc và tiêu chảy.
- Bảo vệ gan: Lá cây ngái có tác dụng bảo vệ gan khỏi độc tố, chống nhiễm độc.
Tìm hiểu: 1 quả táo bao nhiêu calo
Cây ngái có độc không?
Cây ngái là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi, mọi bộ phận của cây đều có thể được sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý những điều sau:
- Cây ngái không độc nhưng vỏ cây và quả khi còn xanh thì có độc có thể gây tiêu chảy, nôn mửa nếu sử dụng. Khi dùng làm thuốc, vỏ cây phải được ngâm trong nước vo gạo để qua đêm để lọc và loại bỏ nhựa độc.
- Cây ngái và cây sung rất giống nhau, cần nhận biết đúng để sử dụng hiệu quả và an toàn. Quả ngái có lông, có màu vàng khi chín, còn quả sung chín màu đỏ cam, còn quả vả có hình dáng giống quả sung nhưng to hơn, dẹt về hai bên, khi chín có màu đỏ.
- Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú không dùng được. Trẻ em mắc bệnh muốn dùng cây ngái để chữa bệnh thì nên giảm liều lượng xuống một nửa so với người lớn.
- Khi sử dụng cây ngái làm thuốc phải ngâm rửa sạch sẽ. Để đảm bảo an toàn, hãy dùng nước muối pha loãng.
Lưu ý, hiệu quả của các bài thuốc này còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Cần sử dụng trong thời gian dài kết hợp chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học.
Các bài thuốc dùng cây ngái chữa bệnh
Chữa bí tiểu
Các bệnh ở thận hoặc bàng quang có thể dẫn đến bí tiểu. Ngoài việc điều trị các nguyên nhân gây bệnh như làm tan sỏi, cải thiện chức năng thận thì chúng ta cần sử dụng các loại thuốc kích thích bàng quang, lợi tiểu như sau:
- Cho 50g vỏ rễ cây ngái kết hợp với lượng thổ phục linh phù hợp.
- Thêm 30g rễ cây cối xanh và 20g cỏ xước với cùng một lượng mã đề tương ứng.
- Lấy tất cả các nguyên liệu rửa sạch rồi rang trong chảo. Cho tất cả vào nồi đun với nước sôi khoảng 15 phút, lọc và uống trong ngày. Sử dụng trong nhiều ngày để hỗ trợ thông tiểu.
Chữa tiêu chảy
Khi bị ngộ độc thực phẩm, đau bụng, tiêu chảy kèm theo nôn mửa. Nên dùng bài thuốc sau đây:
- Vỏ cây ngái 30g (tách lõi và bỏ vỏ bên ngoài, ngâm nước vo gạo qua 1 đêm).
- Kết hợp 20g rễ cây xương rắn và lượng rễ màng tang sao cho phù hợp.
- Đem 3 loại nguyên liệu này sao vàng.
- Sau đó cho vào nồi nấu với nước, lấy hỗn hợp cô đặc uống trong ngày. Dùng nhiều lần cho đến khi hết tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Chữa kiết lỵ
Dân gian thường dùng cây ngái để chữa đau bụng, sốt cao do kiết lỵ, nếu đi ngoài ra phân lỏng có lẫn máu thì dùng:
- 30g cây tầm gửi sống trên thân quả sung dại (cây ngái) phơi khô.
- Thái nhỏ, rửa sạch rồi nấu với 300 ml nước và cho người bệnh uống.
- Để khỏi bệnh hoàn toàn, người bệnh phải uống liên tục ít nhất 1 tuần
Chữa mụn đầu đinh
Mụn đầu đinh hay đinh râu có thể gây nguy hiểm nếu tự ý nặn. Nếu biết chắc chắn là mụn đinh thì nên dùng cách sau:
- Lấy chồi non ở đầu cành lá ngái, kết với lượng tương đương hạt cau (không có cũng không sao).
- Ngâm phần ngọn vào nước muối pha loãng để rửa sạch và loại bỏ nhựa.
- Sau đó tán nhuyễn cùng với hạt cau.
- Nhẹ nhàng làm sạch vùng da mặt, đặc biệt là xung quanh vùng mụn. Sau đó thoa hỗn hợp đã giã nát lên xung quanh vùng da bị mụn. Để như vậy cho đến khi thuốc khô lại thì rửa lại với nước.
- Mỗi ngày thoa khoảng 2 lần cho đến khi hết mụn hoàn toàn.
- Không được dùng tay nặn mụn và không dùng lực tác động vào đầu mụn sẽ làm tổn thương các mô xung quanh.
Có thể nói các bộ phận của cây ngái đều có thể chữa được rất nhiều bệnh. Nếu bạn tìm hiểu kỹ cách sử dụng và áp dụng sớm thì dược tính của chúng sẽ mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ để chữa trị cụ thể.
Cây ngái là một vị thuốc quý, mọc hoang. Nó đã được sử dụng lâu đời trong dân gian. Đây là một loại thuốc đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh ngạc. Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài thuốc và xem thông tin về loại cây này để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh ngộ độc quả ngái.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp