Trong cuộc sống, ai cũng đều mong muốn gặp được mối lương duyên tốt đẹp, đáng trân quý, quý trọng. Tuy nhiên, mỗi chúng ta vẫn sẽ gặp những mối nghiệp duyên mà khó có thể thoát ra được. Nghiệp duyên là một cụm từ khá quen thuộc trong khái niệm giáo lý nhà Phật. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được chính xác nghiệp duyên là gì? Cách hóa giải và buông bỏ nghiệp duyên như thế nào? Bài viết dưới đây của đồ đồng Thiên Phúc sẽ giải đáp chi tiết những vấn đề xung quanh nghiệp duyên, mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Nghiệp duyên là gì?
Trước khi tìm hiểu nghiệp duyên là gì, trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm nghiệp dẫn. Nghiệp dẫn là một thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái cảm xúc mạnh mẽ, mãnh liệt giữa người nam và người nữ khi gặp nhau hay ở bên cạnh nhau. Cảm xúc này xuất hiện bất chợt chứ không nhất thiết là phải ở bên cạnh nhau một cách trực tiếp, dù hai người có ở xa nhau cũng vẫn sẽ có cảm xúc ấy ở trong tâm trí, khiến không thể ngừng nhớ nhung về nhau.
Dựa vào khái niệm nghiệp dẫn và nhân duyên, chúng ta có thể đưa trả lời được cho câu hỏi nghiệp duyên là gì? Nghiệp duyên là thuật ngữ có ý nghĩa tương tự như nhân duyên, nhưng lại có thêm từ “nghiệp”, như một cách nhấn mạnh điều chúng ta làm có thể dẫn tới nghiệp sau này. Hiểu đơn giản, nghiệp duyên tốt hay xấu là do nhân quả của chúng ta tạo nên. Nếu trong quá khứ làm những điều tệ hại, xấu xa, thì tương lai chắc chắn sẽ khổ đau, tan vỡ trong các mối lương duyên.
Những đặc điểm của nghiệp duyên
Khi giữa hai người có nhân duyên thì mới gặp nhau, nhưng có ở lại bên nhau hay không thì còn phụ thuộc vào nghiệp:
- Nếu như người đó đối xử tốt, yêu thương, lo lắng cho bạn nhiều, chứng tỏ họ đã nợ bạn ân tình ở một kiếp nào đó.
- Còn nếu bạn yêu họ nhiều hơn, luôn quan tâm chăm sóc nhưng họ vẫn làm bạn đau khổ hết lần này tới lần khác, thì đó chính là bạn đang nợ ân tình của họ ở kiếp nào đó, và bây giờ phải trả nợ xưa.
- Trong nghiệp duyên bao hàm sự oán nhiều hơn ân, gặp nhau, ở bên nhau là để trả nghiệp cho nhau:
- Khi bị nghiệp chướng chiêu cảm, bạn sẽ yêu người đó như cả thế giới, thậm chí còn cảm thấy họ quan trọng hơn cả bản thân. Chính vì thế, có rất nhiều người sẵn sàng chết vì người mình yêu.
- Dù cho đối phương đối xử tệ với bạn như thế nào, bạn cũng chấp nhận, họ xấu hay đẹp thì trong mắt bạn họ luôn là đẹp nhất.
- Dù đối phương có làm tổn thương bạn bao nhiêu lần đi chăng nữa thì bạn cũng không thể rời xa họ, không thể thoát ra cho đến khi bạn trả nghiệp xong và thấy lòng không còn cảm xúc với đối phương nữa.
- Nếu đang bị nghiệp duyên chi phối thì dù bạn có vùng vẫy muốn thoát ra sự khổ đau đó cũng khó mà thoát ra được.
Hướng dẫn cách hóa giải nghiệp duyên
Bạn có bao giờ cảm thấy cuộc sống mình như một vòng lặp, luôn gặp phải những khó khăn tương tự, dù đã cố gắng thay đổi? Có thể đó là nghiệp duyên đang tác động đến bạn. Vậy làm thế nào để hóa giải những nghiệp duyên này và tìm lại sự bình yên trong cuộc sống?
Thay đổi bản thân ngày một tốt hơn
Nghiệp duyên chính là quy luật nhân quả, dù có muốn thì bạn cũng không thể tránh khỏi được. Chính vì thế, đầu tiên hãy luôn sống có trách nhiệm, tránh làm những điều xấu xa gây họa về sau, tích cực ăn năn sám hối với những điều bản thân đã làm sai. Bạn cần thay đổi quan điểm về người mình thương theo hướng tích cực, nên biết cách chấp nhận điểm xấu của nhau, cố gắng chia sẻ để thay đổi ngày càng tốt hơn. Ngay cả khi bạn vướng vào nghiệp duyên sâu nặng thì vẫn có thể hóa giải được nếu bản thân biết cách làm sao để phù hợp với đối phương. Có thể nói, sự chân thành đóng vai trò quyết định, quan trọng, đồng thời biết cách tu tập bản thân, chấp nhận và chia sẻ với đối phương để xây dựng mối quan hệ tích cực, lành mạnh thì nghiệp duyên sẽ giảm bớt đi.
Xem thêm: Nhập niết bàn là gì?
Tìm hiểu kỹ về đối phương
Một mối quan hệ tốt đẹp, bền vững phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết và thấu hiểu của hai bên. Đức Phật đã từng nói rằng:”có hiểu mới có thương, tình yêu phải làm bằng sự hiểu biết”. Khi con người ta yêu thương thường đặt cảm xúc của trái tim lên hàng đầu, tuy nhiên, như vậy rất có thể sẽ khiến bản thân mù quáng, dẫn người ta đến việc làm sai trái. Vì vậy, mỗi người khi bắt đầu một mối quan hệ nào đó thì cần biết cân bằng giữa cảm xúc và lý trí, tìm hiểu rõ tính cách của nhau. Đồng thời, chúng ta cũng nên tìm hiểu về gia đình, bởi lẽ, các cụ ngày xưa đã có câu “lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”, hoàn cảnh, môi trường sống của mỗi người quyết định rất nhiều tới tính cách của mỗi con người. Vì vậy, cần tìm hiểu thật kỹ trước khi tiến tới hôn nhân là điều vô cùng quan trọng.
Xem thêm: Khám phá 9 biểu tượng Phật giáo thường gặp
Luôn biết cách “nhịn”
Một trong những lý do khiến mối quan hệ tan vỡ là do cái tôi của mỗi người quá lớn. Ai cũng muốn mình đúng thì sẽ không có ai chấp nhận mình sai. Đặc biệt trong mối quan hệ vợ chồng thì càng cần đòi hỏi việc mỗi người cần chấp nhận khuyết điểm của nhau, không nên đòi hỏi sự hoàn hảo về bạn đời của mình, bởi điều này chính bản thân mình cũng không đáp ứng được. Con người ai cũng có những lúc nóng giận, khi đó sẽ không phân biệt được đúng sai, vì thế những người xung quanh nên biết cách cảm thông, từ từ làm nguôi cơn giận. Nếu như ai cũng chấp nhặt, giữ cái tôi quá cao, nóng giận thì hậu quả sẽ đi tới đâu? Đây chính là nguồn cơn tạo nên nghiệp duyên mà mỗi người cần tránh.
Bài viết trên đây đã lý giải về những thắc mắc xung quanh vấn đề nghiệp duyên là gì, cách hóa giải nghiệp duyên như thế nào? Có thể nói, trong bất kỳ mối quan hệ nào thì nghiệp duyên hay lương duyên không quan trọng bằng thái độ hành xử của mỗi bên như thế nào. Nghiệp duyên chưa hẳn là không tốt nếu như mỗi người đều biết cách khắc phục khuyết điểm, lỗi lầm của mình. Suy cho cùng, mỗi mối quan hệ giữa người và người đều có sự ràng buộc nhân quả, vì vậy chúng ta cần học cách chấp nhận và sống đúng, có như thế cuộc sống mới bình an, vui vẻ và tránh được những ưu phiền.