Công tắc 2 cực là gì? Đây là loại công tắc được bố trí lắp đặt phố biến trong các công trình dân dụng. Với cấu tạo đơn giản và dễ dàng thi công lắp đặt, loại công tắc này được mang tính ứng dụng cao và ưu việt. Bài viết hôm nay Kho Thiết Bị Điện sẽ giúp quý khách hàng có thêm thông tin về loại công tắc này và bật mí thêm về cách đấu nối thiết bị đúng quy trình kỹ thuật.
Nội dung chính
- Công tắc 2 cực là gì? Cấu tạo và chức năng chính
- Khái niệm công tắc điện 2 cực là gì?
- Cấu tạo và công dụng
- Cấu tạo
- Công dụng của công tắc 2 cực
- Cách đấu nối công tắc 2 cực
- Sơ đồ đấu nối cơ bản
- Các bước thực hiện
Công tắc 2 cực là gì? Cấu tạo và chức năng chính
Khái niệm công tắc điện 2 cực là gì?
Công tắc 2 cực có tên tiếng Anh là Double Pole Switch (tên khác là DP switch). Đây là loại công tắc điều khiển 2 mạch điện cùng 1 lúc (ngắt dây L (line) và N (neutral) đồng thời). Công tắc này được ứng dụng để điều khiển một thiết bị cần cách ly khỏi mạch điện chính, nhằm đảm bảo an toàn hơn khi sử dụng và bảo trì.
Nhiều khách hàng vẫn đang hình dung công tắc 2 cực là mặt sau công tắc sẽ có 2 cực. Với cách hiểu biết này có thể đúng khi nhìn bằng mắt thường. Nhưng trong thực tế thì cấu tạo và chứ năng hoàn toàn khác. Để phân biệt rõ hơn quý khách có thể đọc thêm thông tin cấu tạo thiết bị dưới đây!
> Xem một số sản phẩm nổi bật tại đây:
- Công tắc 45A Galion 282427
- Công tắc 20A Belanko S 617671
- Công tắc 20A Galion 282408
- Công tắc 20A Mallia 281062
Cấu tạo và công dụng
Cấu tạo
Công tắc 2 cực về hình dáng, sẽ có những thành phần giống với các công tắc điện thông dụng. Tuy nhiên, các nhà sản xuất muốn phân biệt loại công tắc này với các công tắc truyền thống khác. Bằng cách thiết kế các mặt che phím công tắc bằng màu đỏ hoặc có những biểu tưởng đặt biệt.
- Về cấu tạo chi tiết, công tắc này sẽ có các cực được ký hiệu là L1, L2 và N1, N2, ngoài ra còn có cực nối đất E (Earth) an toàn.
- Hầu hết các thiết bị này được thiết kế thêm phần đèn led báo trạng thái hoạt động.
- Ngoài ra, công tắc này còn được phân loại thành công tắc 1 chiều và công tắc 2 chiều để đáp ứng tùy nu cầu sử dụng.
Công dụng của công tắc 2 cực
Trong khi công tắc 1 cực chỉ dùng để điều khiển các mạch điện đơn giản như: đèn led, đèn huỳnh quang,… Công tắc này được sử dụng để điều khiển các thiết bị công suất lớn như: Bếp từ, lò nướng, bình nóng lạnh, máy hút mùi,…
Những công tắc này thường được sản xuất với dòng điện định mức lớn để chịu tải tốt. Có những loại công tắc thông dụng như: 16A, 20A, 32A và 45A.
> Xem bài viết: Có bao nhiêu loại công tắc điện dân dụng?
Cách đấu nối công tắc 2 cực
Sơ đồ đấu nối cơ bản
Quý khách lưu ý trước khi đấu công tắc 2 cực, cần phải đi dây dẫn vị trí cần lắp đặt và kiểm tra kỹ trước khi tiến hành. Với những bước cơ bản sau đây, quý khách có thể thực hiện theo để hoàn thành một cách an toàn và đúng cách:
Các bước thực hiện
- Bước 1: Tắt nguồn điện trước khi bắt đầu đấu nối.
- Bước 2: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết bao gồm: kìm cắt dây, tua vít,…
- Bước 3: Bóc lớp vỏ bảo vệ của dây điện và xác định dây L (Nóng) và N (Nguội).
- Bước 4: Tiến hành đấu dây điện vào các cực theo tài liệu của nhà sản xuất.
- Bước 5: Kiểm tra lại các điểm đấu nối, các mạch có sự cố gì không?
- Bước 6: Lắp đặt công tắc vào đế âm, cân chỉnh cho thẩm mỹ tại vị trí lắp đặt.
- Bước 7: Bật nguồn điện và kiểm tra hoạt động của công tắc và thiết bị cần điều điều khiển
- Bước 8: Vệ sinh bề mặt công tắc và hoàn tất lắp đặt
Như vậy, với 8 bước cơ bản trên quý khách đã có thể hoàn thành việc lắp đặt, công tắc một cách đơn giản và nhanh chóng.
> Xem thêm bài viết: Hướng dẫn lắt đặt công tắc Galion
Hi vọng từ những thông tin được sưu tầm từ nhiều nguồn Kho Thiết Bị Điện có thể giúp quý khách có thêm kiến thức về công tắc 2 cực. Quý khách có thể ứng dụng thực tế trong từng công trình hay trong chính ngôi nhà của mình. Hơn hết thế nữa, việc sử dụng thiết bị điện hiệu quả, đúng cách giúp tiết kiệm điện và đảm bảo an toàn điện hơn khi sử dụng.
Xem thêm bài viết liên quan:
- Công tắc Legrand nên chọn loại nào đẹp giá rẻ?
- Hướng dẫn lắp đặt công tắc ổ cắm Living Now Bticino