Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Lê Thu Phương - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Chứng sợ độ cao gặp ở rất nhiều người với các độ tuổi khác nhau, trong đó có trẻ em. Nhiều người cho rằng chứng sợ độ cao không có gì nguy hiểm, nhưng thực tế nó có thể dẫn đến những tình trạng sức khỏe nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời.
1. Sợ độ cao là gì?
Bệnh độ cao là chỉ các triệu chứng có thể xảy ra khi một người hấp thụ ít oxy hơn mức bình thường khi người này di chuyển đến độ cao từ 8000 feet (tương đương khoảng 2.400m) trở lên.
Có đến một nửa số người leo lên đến độ cao 2.500m có thể bị chứng sợ độ cao. Mỗi người sẽ có biểu hiện khác nhau, có thể là sợ độ cao cấp tính, hay phù phổi hoặc phù não. Càng đi lên cao hơn và tốc độ đi lên nhanh hơn thì nguy cơ bị bệnh độ cao càng tăng lên.
Chúng ta vẫn thường cho rằng lên càng cao thì càng có không khí càng có ít oxy hơn. Trên thực tế, nồng độ oxy trong không khí ở trên đỉnh núi giống như nồng độ oxy trong không khí ở dưới bãi biển. Điểm khác nhau đó là áp suất không khí ở trên cao thấp hơn nhiều.
Khi áp suất không khí càng thấp thì lượng oxy bạn hít vào càng ít. Nếu cơ thể bạn không kịp thích nghi với lượng oxy này, bạn có thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi.
Bệnh sợ độ cao có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kể tuổi tác hay mức độ thể chất. Có một số người dễ mắc bệnh này hơn những người khác. Những người sống ở độ cao lớn hơn và những người ở đó một thời gian, họ sẽ quen với việc hấp thụ ít oxy hơn và hoạt động tốt hơn.
Với những người di chuyển thay đổi độ cao nhanh chóng, đặc biệt là khi đang hoạt động thể chất thường dễ gặp phải bệnh độ cao hơn.
2. Các loại sợ độ cao
Chứng sợ độ cao có thể phân loại thành các loại sau đây:
- Chứng say độ cao cấp tính: là loại nhẹ nhất và phổ biến nhất của chứng sợ độ cao. Các triệu chứng của tình trạng này tương tự như triệu chứng nôn nao do say rượu như: đau đầu là triệu chứng chính, đôi khi kèm theo mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và thỉnh thoảng nôn.
Nhức đầu khởi phát thường từ 2 - 12 giờ sau khi đến độ cao lớn hơn và thường trong hoặc sau đêm đầu tiên. Trẻ em có biểu hiện chán ăn, cáu kỉnh, da xanh xao.
Chứng say độ cao cấp tính thường tự khỏi sau 12 - 48 giờ. Sau khoảng thời gian này, cơ thể có thể thích nghi được với áp suất không khí tại đó.
- Phù phổi độ cao: Chứng phù phổi độ cao có thể xảy ra cùng với chứng say độ cao cấp tính và phù não độ cao. Các triệu chứng ban đầu của tình trạng này đó là khó thở tăng lên khi gắng sức và cuối cùng khó thở tăng lên cả khi nghỉ ngơi, kết hợp với mệt mỏi và ho.
Phù phổi độ cao có thể gây tử vong nhanh chóng cho trẻ em. Cách khắc phục nhanh nhất đó là cho trẻ thở oxy hoặc đưa trẻ đi xuống dưới.
- Phù não độ cao: chứng phù não độ cao là một tiến triển nặng của chứng say độ cao cấp tính. Tình trạng này hiếm gặp, nó thường kết hợp với phù phổi độ cao.
Ngoài các triệu chứng của say độ cao cấp tính, bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng hôn mê trầm trọng, kèm theo buồn ngủ, lú lẫn và mất thăng bằng khi đi lại, giống như người say rượu.
Người bị phù não độ cao cần được đưa xuống dưới ngay lập tức, nếu không họ có thể tử vong trong vòng 24 giờ sau khi có biểu hiện mất thăng bằng.
3. Chứng sợ độ cao ở trẻ em
Không có gì chắc chắn là con bạn sẽ bị sợ độ cao. Nhưng nếu bạn đang có kế hoạch đi du lịch đến những nơi có độ cao hơn so với nơi bạn đang sinh sống, bạn có thể muốn dành thời gian để thích nghi với môi trường ở đó.
Nếu bạn định di chuyển đến một nơi có độ cao tương đường 1.500m, con bạn có thể sẽ không gặp phải rắc rối nào với chứng sợ độ cao. Nhưng nếu bạn định di chuyển đến nơi có độ cao từ 2.400m trở lên, con bạn có thể cần một vài ngày để thích nghi với điều đó, hãy dành một hoặc hai đêm nghỉ ở độ cao trung bình trước. Sau đó mỗi một ngày bạn có thể di chuyển đến nơi có độ cao chênh lệch khoảng 300m.
Tuy nhiên, nếu con bạn bị bệnh tim hoặc bệnh phổi mãn tính hoặc bất kỳ bệnh lý toàn thân nào ảnh hưởng đến hô hấp, bạn nên kiểm tra sức khỏe, trao đổi với bác sĩ trước khi đưa con bạn lên khu vực cao hơn.
Nếu con bạn dưới 6 tuần tuổi, bạn cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ, bởi những em bé này rất dễ bị say độ cao.
4. Các biểu hiện của trẻ khi sợ độ cao
Không dễ để bạn có thể xác định chứng say độ cao ở con bạn, vì các triệu chứng ban đầu không đặc hiệu. Các triệu chứng có thể xuất hiện sớm nhất là một hoặc hai giờ sau khi đến khu vực có độ cao cao hơn, nhưng thông thường bắt đầu xuất hiện từ 8 - 36 giờ sau khi đến nơi.
Bạn có thể nhận thấy sự thay đổi trong hành vi bình thường của bạn như:
- Trẻ có thể khó ăn, khó ngủ hơn;
- Trẻ có thể trở nên cáu kỉnh bất thường;
- Trẻ có thể bị đau đầu, chóng mặt hoặc mệt mỏi;
- Trẻ có thể bị khó thở khi gắng sức;
- Trẻ có thể buồn nôn và nôn.
Nếu con của bạn xuất hiện các triệu chứng say độ cao nghiêm trọng hơn, trẻ có thể có các biểu hiện như:
- Nước da của trẻ có thể nhợt nhạt hoặc xanh lam;
- Trẻ có thể bị ho;
- Trẻ có thể đi lại khó khăn hơn bình thường;
- Trẻ thở gấp ngay cả khi nghỉ ngơi;
- Nếu trẻ bị nôn, trẻ cũng có thể có các dấu hiệu của mất nước.
5. Làm gì để giảm bớt triệu chứng sợ độ cao ở trẻ em?
Nếu con bạn chỉ có những dấu hiệu nhẹ của chứng say độ cao cấp tính, bạn có thể đưa con bạn đến nơi có độ cao thấp hơn để trẻ thích nghi dần dần. Các triệu chứng này thường giảm dần sau một vài ngày.
Trong khi chờ đợi trẻ thích nghi, bạn hãy cung cấp cho trẻ nhiều nước để đảm bảo bé không bị mất nước. Bạn có thể thường xuyên cho trẻ uống từng ngụm nước nhỏ hoặc dung dịch bù điện giải để ngăn chặn tình trạng mất nước, đặc biệt nếu trẻ bị nôn.
Nếu trẻ bị đau đầu, bạn có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen hoặc Ibuprofen với liều lượng thích hợp cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. (Bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ vì những loại thuốc này khi dùng cho trẻ em, phải uống theo cân nặng nhưng thông thường, trên chai thuốc thường để chỉ dẫn theo tuổi. Điều này đôi khi không mang lại hiệu quả phù hợp)
Bạn cũng có thể khuyến khích, động viên trẻ thở sâu hơn và tốc độ nhanh hơn một chút so với bình thường để nhận được nhiều oxy hơn.
Nếu con bạn khó thở hoặc da và niêm mạc chuyển sang màu xanh tím (môi, đầu ngón tay, ngón chân không còn sắc hồng), hoặc có biểu hiện gì khác nguy hiểm hơn, bạn hãy đưa trẻ đến phòng cấp cứu gần nhất. Tại đây, bác sĩ có thể đo độ bão hòa oxy trong máu của bé và tìm hiểu xem trẻ có bị say độ cao hay không.
Nếu trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể cho bé làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp CT, chụp X-quang phổi hoặc làm điện tâm đồ để kiểm tra.
Nếu trẻ bị say độ cao cấp tính, bác sĩ có thể cho trẻ thở oxy và khuyên bạn nên đưa trẻ đến nơi có độ cao thấp hơn.
Nếu trẻ bị phù phổi độ cao hoặc phù não độ cao, trẻ sẽ cần được điều trị và theo dõi chặt chẽ, vì những tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
6. Phòng ngừa chứng sợ độ cao ở trẻ em
Cách tốt nhất để bạn có thể giảm nguy cơ trẻ bị say độ cao đó là thông qua việc thích nghi. Điều đó có nghĩa là bạn để cơ thể trẻ từ từ làm quen với sự thay đổi của áp suất không khí khi bạn di chuyển lên độ cao cao hơn.
Bạn sẽ muốn dần dần đi lên nơi có độ cao cao hơn. Việc di chuyển chậm giúp phổi của trẻ nhận được nhiều không khí hơn thông qua việc hít thở sâu hơn và cho phép nhiều tế bào hồng cầu mang oxy đến các bộ phận khác của cơ thể.
Một số biện pháp giúp bạn và trẻ thích nghi với độ cao đó là:
- Bắt đầu hành trình của bạn dưới độ cao 10.000 feet (khoảng 3.000m) Nếu bạn phải di chuyển hoặc lái xe đến một nơi nào đó cao hơn, hãy dừng lại ở một điểm thấp hơn trong ít nhất một ngày trước khi đi tiếp.
- Nếu bạn đi bộ, hoặc leo cao hơn 10.000 feet, bạn chỉ nên đi thêm 1.000 feet (tương đương 300m) mỗi ngày. Cứ leo lên được 3.000 feet, hãy nghỉ ngơi một ngày ở độ cao đó.
- Nếu bạn phải leo hơn 300m trong một ngày, hãy đảm bảo bạn quay trở lại độ cao thấp hơn để ngủ.
- Uống đủ nước và đảm bảo khoảng 70% lượng calo của bạn là từ tinh bột.
- Không sử dụng thuốc lá, rượu hoặc các loại thuốc khác.
- Biết cách nhận biết những dấu hiệu đầu tiên của chứng say độ cao. Chuyển ngay trẻ đến độ cao thấp hơn nếu trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng say độ cao.
Chứng sợ độ cao là một chứng bệnh phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ em. Chứng bệnh này không hề vô hại như nhiều người vẫn nghĩ, nó có nhiều mức độ khác nhau, những mức độ nặng, nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Bạn cần nhận biết các triệu chứng say độ cao và cách để xử lý, phòng tránh chúng, đảm bảo an toàn cho trẻ trong những chuyến du lịch đến những nơi có độ cao cao hơn.
Để chủ động bảo vệ sức khỏe bé, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín thực hiện các kiểm tra độ cao cho bé để chủ động có các biện pháp phòng tránh, xử lý khi có ý định cho bé đến những nơi có độ cao cao hơn nơi bạn sinh sống. Để thực hiện các kiểm tra này, bạn hãy đưa bé đến cơ sở y tế có các bác sĩ đa chuyên khoa nhi để được kiểm tra toàn diện, đầy đủ nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com, cdc.gov, webmd.com, ncbi.nlm.nih.gov