Chó Poodle được biết đến với ngoại hình nhỏ nhắn, đáng yêu cùng bộ lông xoăn tít thu hút khá nhiều nhà nuôi thú cảnh. Hiện nay, giống chó săn vịt này được nhận nuôi phổ biến trong các gia đình không chỉ bởi ngoại hình mà còn nhờ vào khả năng dễ nuôi và dễ chăm sóc của giống chó này. Trong bài viết dưới đây của Laputa Farm, xin mời bạn cùng khám phá chi tiết về nguồn gốc, đặc điểm, cách chăm sóc và giá bán của giống chó này nhé!
Chó Poodle hay còn gọi là chó săn vịt là giống chó có nguồn gốc từ ở các nước Tây Âu. Hiện nay, chưa có một tài liệu hay minh chứng nào chứng minh nguồn gốc cụ thể của giống chó này. Nguồn gốc của Poodle đang là tranh cãi tại khá nhiều quốc gia Tây Âu đặc biệt là Đức và Pháp.
Chó Poodle rất giỏi trong việc bơi lội, nó là giống chó chuyên dùng để săn các loại thủy cầm, chủ yếu là vịt. Tên gọi “Poodle” xuất phát từ chữ “Pudel” trong tiếng Đức, dịch ra có nghĩa là “thợ lặn” hay “chó nước”.
Chó săn vịt là hậu duệ của các giống chó French Water Dog, Barbet và Hungarian Water Hound. Poodle đã được biết đến trên khắp Tây Âu cách đây khoảng 400 năm về trước. Chúng được miêu tả trong bức tranh ở thế kỷ 15 và trong các tác phẩm điêu khắc từ thế kỷ nhất.
Từ năm 1960 đến 1982, giống chó này liên tục xếp vị trí đầu tiên trong danh sách những loài được yêu mến nhất.
Theo đánh giá của Hiệp hội chó Hoa Kỳ - AKC, chó Poodle đứng thứ 9 trong danh sách các giống cảnh khuyển được yêu thích nhất trên toàn Thế Giới.
Chó Poodle hiện nay được biết đến với 4 loại chính dựa trên phân loại kích thước:
Poodle là giống chó đứng đầu trong danh sách các chó cảnh thông minh nhất trên toàn thế giới. Chúng có khả năng tập trung và nắm bắt nhanh chóng những điều được dạy bảo. Điều này giúp việc huấn luyện chúng trở nên dễ dàng hơn so với những giống chó khác.
Poodle có tính trung thành tuyệt đối với chủ nhân - người mà chăm sóc chúng. Chúng cũng thể hiện sự gắn bó mạnh mẽ với chủ nhân, luôn muốn được vuốt ve và chơi đùa cùng chủ nuôi.
Poodle khá năng động và nghịch ngợm, thích vui đùa và chạy nhảy hàng ngày. Khi bị nhốt trong nhà quá lâu, không được vận động, Poodle sẽ trở nên cáu kỉnh và có những hành động xấu như cắn phá đồ đạc, sủa nhiều…
Vì vậy, bạn hãy dành ra 1 - 2 tiếng/ngày đưa cún cưng đi dạo hoặc xuống sân chơi nhé.
Nghịch ngợm là bản năng vận động của Poodle vì vậy bạn cần huấn luyện chú chó của mình ngay từ khi còn nhỏ để tránh việc chúng quậy phá, không nghe lời.
Tính cách của chúng rất thân thiện, vui nhộn, nhanh nhảu và hòa đồng. Poodle đặc biệt rất thích trẻ em và vui đùa cùng chúng. Tuy nhiên, khi có người lạ vào nhà, chúng vẫn gầm gừ và sủa để thông báo với bạn.
Chó Poodle khá dễ nuôi từ ăn uống tới các chế độ chăm sóc cơ bản, có khả năng thích nghi cao với môi trường sống mới.
Poodle có thể sống ở mọi môi trường khác nhau từ nông thôn, thành thị, ngoại ô, do chúng khá dễ nuôi nên bạn chỉ cần chuẩn bị không gian rộng rãi, vì kích thước nhỏ nên bé có thể chạy nhảy và vui đùa tại những không gian không quá lớn, chỉ cần đảm bảo có thể tham gia các hoạt động vui chơi cho bé là được.
Loài chó này có đặc điểm cần lưu ý khi chăm sóc đó là không chịu được điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, chính bởi thế, khi nuôi chó Poodle, bạn nên lưu ý môi trường sống của chúng phải thoáng mát, sạch sẽ để giúp chúng có điều kiện phát triển tốt nhất.
Vào mùa đông, để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp, bạn nên hạn chế cho chú cún của mình ra ngoài, hoặc có thể mua quần áo để mặc thêm giữ ấm.
Bên cạnh đó, loài chó này khá tăng động, vậy nên cần dành khoảng từ 15-30 phút hàng ngày để đưa bé đi dạo. Đồng thời nên cho bé tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao nhẹ nhàng, không chơi những trò mất quá nhiều sức gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Thức ăn của chó Poodle không cần quá cầu kỳ, bạn chỉ cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nó. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, nguồn thức ăn cho chó Poodle cũng cần được thay đổi để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng trong cơ thể chúng.
Giai đoạn này, chú chó Poodle mới cai sữa mẹ và tập tành ăn thức ăn ngoài, hệ tiêu hóa của nó lúc này đang khá yếu, ở giai đoạn này bạn nên cho ăn 1 số loại thức ăn như:
Ở giai đoạn chó khá quen với việc ăn thức ăn ngoài, tuy nhiên không cho chó ăn quá no và chỉ ăn 3-4 bữa/ngày với các thức ăn sau:
Lúc này chó Poodle đã trưởng thành và đường tiêu hóa của chúng đã cứng cáp, ổn định. Bạn bổ sung cho chúng đầy đủ dinh dưỡng gồm tinh bột, chất xơ, đạm, vitamin và tần suất 2 - 3 bữa/ngày, thực đơn hàng ngày của chúng gồm:
Việc huấn luyện Poodle vâng lời, ngoan ngoãn sẽ đòi hỏi những món ăn vặt, dây buộc để học cách đi gót chân, huấn luyện cần thời gian và kiên trì, huấn luyện ngay từ lúc mới về sẽ giúp bé của bạn có những thói quen tốt, và nhớ nguyên tắc.
Sau khi bé làm quen với môi trường mới, có thể tìm cách huấn luyện cho bé đi lòng vòng trong nhà, dĩ nhiên bạn không được dẫn bé vào những khu vực không được phép. Nơi bạn dẫn chúng đến đầu tiên nên là nơi ăn uống của bé, hãy cho bé ăn một chút gì nhưng đừng để bé quá phấn khích, tiếp đó dẫn tới các nơi còn lại.
Cần nhớ rằng: Bạn đi trước, để chúng đợi và bước vào phòng sau bạn, điều này thể hiện cho bé biết bạn là người chủ ở đó, bạn cho phép chúng đặt chân lên khu vực đó, trong suốt quá trình cần dùng vòng xích để kiểm soát.
Bệnh này nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ tăng cao khả năng cứu sống, do đó khi phát hiện ra Poodle có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào bạn nên đưa tới thú ý càng sớm càng tốt.
Để phòng tránh bệnh có thể thay đổi chế độ ăn, vệ sinh khay ăn uống, hạn chế cho ăn trứng sống và thực phẩm bị ôi thiu. Tiêm phòng định kỳ cho bé.
Virus care khi xâm nhập vào cơ thể bé thường phát triển rất nhanh, do vậy bé của bạn cần được phát hiện các dấu hiệu bệnh kịp thời và đưa đi điều trị càng sớm càng tốt. Để điều trị bệnh care ở chó Poodle sẽ phải đưa tới phòng khám để điều trị theo phương pháp và phác đồ của bác sĩ.
Biện pháp an toàn nhất để phòng tránh bệnh này đó là tiêm phòng, đảm bảo chế độ dinh dưỡng tăng cường sức đề khác và hệ miễn dịch của bé được tốt hơn.
Bệnh này xuất hiện do bộ lông của Poodle dày, rậm khó vệ sinh, chính bộ lông này là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và các bệnh ký sinh trùng xâm nhập. Khi ký sinh trùng xâm nhập chúng thường hút máu, sinh sản nhanh và gây tình trạng lở loét, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới bé nhà bạn bị nấm bệnh, ghẻ và viêm da.
Ngoài việc tắm rửa, cắt tỉa lông thường xuyên thì bạn có thể mang tới phòng khám thú y để các bác sĩ có hướng điều trị tốt nhất cho bé.
Giá chó Poodle có khá nhiều phân khúc và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: đặc điểm, kích thước, màu sắc, nguồn gốc,…
Dưới đây là bảng giá chó Poodle chi tiết mà bạn có thể tham khảo:
Bảng giá theo từng màu lông của Toy Poodle:
Màu lông | Cún đực | Cún cái |
Nâu đỏ | 5.500.000 | 6.000.000 |
Kem | 5.500.000 | 6.000.000 |
Trắng | 6.000.000 | 6.500.000 |
Xám | 7.000.000 | 7.500.000 |
Bò sữa | 6.500.000 | 7.000.000 |
Socola | 5.000.000 | 5.500.000 |
Đen | 3.500.000 | 4.000.000 |
Màu lông | Cún đực | Cún cái |
Nâu đỏ | 6.500.000 | 7.000.000 |
Kem | 6.000.000 | 6.500.000 |
Trắng | 6.500.000 | 7.000.000 |
Xám | 8.000.000 | 10.000.000 |
Bò sữa | 7.500.000 | 8.000.000 |
Socola | 6.000.000 | 6.500.000 |
Đen | 5.000.000 | 5.500.000 |
Màu lông | Cún đực | Cún cái |
Nâu đỏ | 12.000.000 | 14.000.000 |
Kem | 12.000.000 | 14.000.000 |
Trắng | 12.000.000 | 14.000.000 |
Xám | 18.000.000 | 19.000.000 |
Bò sữa | 16.000.000 | 18.000.000 |
Socola | 12.000.000 | 12.000.000 |
Đen | 8.000.000 | 8.000.000 |
Ở Việt Nam, mức giá của Poodle nói riêng và hầu hết các loài chó cảnh nói chung chịu nhiều tác động từ nguồn cung cấp. Với mỗi nguồn cung, mức giá và chất lượng của chó Poodle có những sự khác biệt rõ rệt. Hiện tại, nguồn cung chó Poodle vào nước ta bao gồm:
Kích cỡ của Poodle là yếu tố ảnh hưởng tới giá chó Poodle. Giá chó Poodle theo kích cỡ sẽ có sự tăng dần từ Toy Poodle
Nếu chó Poodle có giấy chứng nhận được cấp bởi 1 trong 3 tổ chức bao gồm: AKC - Hiệp hội chó Hoa Kỳ, FCI - Hiệp hội chó thuần chủng Thế giới, VKA - Hiệp hội chó giống Việt Nam thì sẽ có mức giá cao hơn hẳn bạn bè của mình.
Một trong những yếu tố then chốt làm nên giá trị và sự khác biệt của một chú Poodle là bộ lông. Lông của Poodle có nhiều màu và giá của mỗi màu cũng khác nhau tùy vào sự phổ biến hay màu hiếm, gồm có các màu như: trắng, xám, nâu vàng, sô cô la, màu cà phê,…Hiện tại, chó Poodle màu xám đang có mức giá cao nhất.
Giới tính của bé Poodle cũng ảnh hưởng tới sự chênh lệch của giá chó. Những bé Poodle cái thường sẽ có giá cao hơn những bé Poodle đực, vì các bé có khả năng sinh sản nên sẽ có mức giá cao hơn một chút, tuy nhiên sự chênh lệch này cũng sẽ không đáng kể. Đây cũng là sự lựa chọn phụ thuộc vào sở thích của người mua.
Bạn đang có nhu cầu mua cho mình một chú chó Poodle uy tín, nguồn gốc rõ ràng thì Laputa Farm tự hào là địa chỉ cho bạn tin tưởng và chọn mua. Khi đến với Laputa Farm chúng tôi luôn mong muốn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm, những dịch vụ tốt nhất. Chúng tôi cam kết:
Toàn bộ thông tin về giống chó săn vịt Poodle đã được Laputa Farm gửi đến bạn trong bài viết trên. Hy vọng với toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thêm cho mình những kiến thức hữu ích để chọn mua và chăm sóc giống chó này nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: Hồ Buôn Bông, xã Eakao, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Hotline: 0906 032 127
Email: [email protected]
Link nội dung: http://lichamtot.com/cho-poodle-gia-bao-nhieu-nguon-goc-dac-diem-cham-soc-a27437.html