ĐIỀU TRỊ LOẠI BỎ THÓI QUEN XẤU ĐẨY LƯỠI

ĐIỀU TRỊ LOẠI BỎ THÓI QUEN XẤU ĐẨY LƯỠI

Ths Bs Lê Thanh Thúy

Bs Khuất Thu Hương

Bs Trần Thị Khánh Linh

Thói quen đẩy lưỡi (hay còn gọi là nuốt lệch, nuốt ngược, đẩy lưỡi bẩm sinh,…) là một thói quen xấu rất hay gặp ở trẻ em nhưng có thể gây ra những tác động không mong muốn lên răng, khớp cắn và phát âm. Nếu được phát hiện sớm và loại bỏ các thói quen xấu này kịp thời thì có thể tránh được các hậu quả không mong muốn.

  1. Đẩy lưỡi là gì?

Tật đẩy lưỡi là một thói quen xấu hình thành do lưỡi đặt sai tư thế lúc cắn, nuốt, nói, cười hoặc ở trạng thái nghỉ. Khi đó, lưỡi không để trên vòm miệng mà tì vào các răng cửa hàm trên và hàm dưới hoặc các răng ở vị trí bên.

  1. Nguyên nhân đẩy lưỡi

Do rối loạn thần kinh cơ: trẻ không thay đổi được thói quen nuốt lúc sơ sinh. Lúc này, khi bảo bệnh nhân đưa đầu lưỡi chạm lên vòm miệng thì bệnh nhân không thể hoặc rất khó thực hiện được.

Do hậu quả của các thói quen xấu như mút ngón tay, mút núm vú giả, bú bình, do viêm nhiễm làm tắc nghẽn đường thở, gây ra thở miệng làm lưỡi ở vị trí thấp trong miệng, viêm VA, phanh lưỡi ngắn, lưỡi to, yếu tố di truyền,…

  1. Hậu quả

Tật đẩy lưỡi có thể gây ảnh hưởng tới phát âm của trẻ và có thể gây tác động tiêu cực lên thẩm mỹ và chức năng của bộ răng khiến trẻ bị cắn hở phía trước, cắn hở phía bên, khe thưa vùng răng cửa, răng cửa trên nhô ra trước,…

Trung bình mỗi người nuốt từ 1200 đến 2000 lần mỗi ngày với một lực khoảng 1800 gram/ lần. Nếu trẻ có thói quen đẩy lưỡi, những lực này liên tục tác động lên răng ngay cả ở tư thế nghỉ làm răng không sắp thẳng hàng, gây lệch lạc khớp cắn, phát âm. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc nhiều vào thời gian và tần suất của thói quen đẩy lưỡi.

Trẻ em là đối tượng gặp phải tật đẩy lưỡi lớn nhất. Theo nghiên cứu thì tỉ lệ trẻ em bị tật đẩy lưỡi khá cao, lên tới 60-90%, vì vậy cha mẹ cần quan tâm và đưa trẻ đi khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.

  1. Cách loại bỏ thói quen đẩy lưỡi

Có hai cách để loại bỏ thói quen đẩy lưỡi là sử dụng khí cụ trong miệng và tái giáo dục lưỡi.

4.1. Sử dụng các khí cụ trong miệng: cung chặn lưỡi, hàm ngọc trai, hàm tiền chỉnh…

Các khí cụ trong miệng giúp nhắc nhở vị trí đặt lưỡi và hướng dẫn lưỡi về vị trí vòm miệng

  • Tái giáo dục lưỡi: là các bài tập rèn luyện lại các cơ kết hợp với phản xạ nuốt bằng cách thay đổi kiểu nuốt để giúp loại bỏ thói quen.

Thông thường cần kết hợp cả hai phương pháp điều trị trên để đạt hiệu loại bỏ thói quen xấu cao nhất.

Trường hợp lưỡi đã gây ra lệch lạc răng - hàm, tùy theo mức độ lệch lạc và nguyên nhân gây ra đẩy lưỡi mà có thể sử dụng các khí cụ nắn chỉnh răng kết hợp. Tuy nhiên cần có kế hoạch luyện tập loại bỏ thói quen đẩy lưỡi trước để tránh trường hợp răng bị tái tái phát trở lại sau khi nắn chỉnh răng.

  1. Các bài tập loại bỏ thói quen đẩy lưỡi
    • Bài tập nhận thức vị trí lưỡi

Bài tập này giúp trẻ nhận thức được vị trí lưỡi đúng ở tư thế nghỉ và giúp luyện tập lưỡi ở vị trí này. Ngày đầu tiên trẻ có thể tập cong lưỡi lên và giữ lưỡi trong 10s sau đó các ngày tiếp theo tăng thời gian giữ lưỡi lên 20s -30s,… rồi đến 100s.

  • Bài tập tậc lưỡi

  • Bài tập nuốt đúng

Các bài tập này rất đơn giản vì vậy bạn có thể làm nó bất cứ khi nào, khi đang ngồi trên xe, khi đang xem tivi, thời gian rảnh,… Càng làm nhiều và kiên trì thì loại bỏ thói quen càng nhanh. Ngoài ra, cần tái khám định kì để bác sĩ có thể theo dõi tiến trình điều trị và điều chỉnh thêm nếu cần.

Link nội dung: http://lichamtot.com/dieu-tri-loai-bo-thoi-quen-xau-day-luoi-nha-khoa-nhu-ngoc-a27287.html