Mỗi ông già Noel lại chọn cho mình một cách thức khác nhau để mang quà tới tặng các em nhỏ...
Nhắc tới Giáng sinh, tới ông già Noel, người ta thường nghĩ ngay tới một ông lão có gương mặt phúc hậu, chiếc bụng phệ, bộ râu trắng xóa, mặc quần áo đỏ với bao quà ở sau lưng. Ông thường cưỡi cỗ xe tuần lộc vào đêm Giáng sinh đi phát quà cho trẻ em khắp nơi trên thế giới.
Song trên thực tế, đó không phải là ông già Noel duy nhất. Ở rất nhiều nền văn hóa, tôn giáo có những phiên bản ông già Noel khác và tất nhiên, thay vì dùng xe tuần lộc, họ sử dụng phương tiện khác…
Santa Claus là “phiên bản” ông già Noel phổ biến nhất trên thế giới. Hàng năm, cứ tới đêm Giáng sinh 24/12, ông lại cưỡi trên cỗ xe được kéo bởi 9 chú tuần lộc đáng yêu bay khắp bầu trời, tặng cho trẻ em những món quà đặc biệt.
Ban đầu, đàn tuần lộc của ông già Noel Santa Claus chỉ có 8 con...
Nguồn gốc câu chuyện về đàn tuần lộc kéo xe của ông già tuyết ra đời từ bài thơ “The Night Before Christmas” của Clement C. Moore năm 1823. Theo đó, ban đầu, cỗ xe bay của ông già Noel gồm có 8 chú tuần lộc, xếp thành 2 hàng: Dasher, Dancer, Prancer, Vixen, Comet, Cupid, Donder và Blitzen. Trong đó, tên của 2 chú Donder, Blitzen xuất phát từ tiếng Đức, có nghĩa là sấm chớp và tia sét.
Tới năm 1939, trong những bài thơ Giáng sinh của Robert L. May viết ra, hình ảnh chú tuần lộc mũi đỏ Rudolph bắt đầu xuất hiện. Cụ thể, vào một đêm Giáng sinh, Santa Claus gặp khó khăn trong việc tặng quà cho các em nhỏ bởi bầu trời giá rét đầy sương mù.
May sao khi ấy, ông phát hiện ra Rudolph - một chú tuần lộc có chiếc mũi đỏ phát sáng. Vậy là ông già Noel cho Rudolph dẫn đầu đoàn xe kéo của mình. Chính nhờ chiếc mũi đỏ của chú tuần lộc này phát sáng đã giúp Santa Claus hoàn thành nhiệm vụ đêm Noel.
...nhưng sau đó có thêm chú tuần lộc mũi đỏ Rudolph dẫn đầu...
Chú tuần lộc mũi đỏ đáng yêu Rudolph
Cũng từ đó, đoàn xe tuần lộc của ông già Noel có 9 thành viên. Theo nhiều quan điểm tôn giáo, sở dĩ đàn tuần lộc này có khả năng bay được là nhờ Santa Claus đã tình cờ tìm thấy và cho chúng ăn bột ngô và yến mạch thần kỳ.
Đặc biệt, trong văn hóa dân gian, chiếc sừng của tuần lộc có khả năng bắt, thu nhận tất cả những giấc mơ, nguyện vọng của trẻ em trên toàn thế giới, do đó ông già Noel đã quyết định chọn loài sinh vật này làm phương tiện di chuyển của mình.
Ded Moroz, hay còn được biết tới là “ông Đông giá” chính là “phiên bản Đông Âu” của ông già Noel. Về cơ bản, Ded Moroz cũng có bộ râu dài chấm đất trắng muốt và hình dáng to béo, mặc bộ áo choàng đỏ nhưng ông luôn cầm theo một cây gậy phép.
Chân dung "ông Đông giá"...
Song hành trên đường đi phát quà cho trẻ em vào dịp năm mới cùng với Ded Moroz là cô cháu gái ông tên Snegurochka - người được biết tới với biệt danh “Snow Girl”. Thay vì cưỡi xe tuần lộc, cả hai chọn phương tiện di chuyển chính là cỗ xe ngựa kéo Troika truyền thống của Nga.
...với cỗ xe ngựa Troika truyền thống của Nga
Hình ảnh miêu tả cô gái tuyết - cháu gái của "ông Đông giá"
Đây là loại xe kéo sử dụng ba ngựa song song nhau kéo theo sau là xe trượt tuyết. Điểm đặc biệt của loại xe này là khả năng tận dụng rất tốt sức kéo của 3 con vật cùng lúc, giúp xe của Ded Moroz đi nhanh nhất có thể. Trên đường thẳng, con ngựa ở giữa sẽ dẫn đầu và tương tự với hai con còn lại khi chuyển hướng sang hai bên.
Cũng là người luôn mang đến những món quà đặc biệt cho trẻ em giống Santa Claus, đó là “bà già Noel” La Befana tại đất nước mang hình chiếc ủng Italy. Trong truyền thuyết, La Befana là một bà lão cau có, mặc áo choàng đen, ăn vận giống phù thủy.
Nhưng dù mang vẻ bề ngoài là một hình ảnh bà già cau có, bẩn thỉu, La Befana mang cả hai tính cách: tốt bụng và xấu tính. Bà biết rất rõ tính cách của từng em bé để chọn món quà cho chúng.
Đối với những trẻ em ngoan, bà sẽ tặng quà hay kẹo bánh, còn những em bé chưa nghe lời cha mẹ chỉ nhận được những hòn than đen. Dù bánh kẹo hay than đi nữa thì chúng đều được bỏ vào trong một chiếc tất dài, treo bên lò sưởi.
Befana chui vào ống khói các tòa nhà với cây chổi của mình để tặng quà cho các em nhỏ
Câu chuyện về La Befana bắt nguồn từ Kitô giáo. Ba vị vua Magi vì muốn tìm tới thăm Chúa hài đồng (vị chúa mới sinh) nên đã nhờ Befana chỉ đường. Nhưng do bận bịu với công việc nội trợ, Befana đã từ chối giúp đỡ nên ba vị vua phải tự tìm đường. Ngày hôm sau, do nhận ra sai lầm của mình, bà đã đuổi theo nhưng rốt cuộc cũng không có cơ hội để gặp Chúa hài đồng.
Tạo hình dễ thương của "bà già Noel" phiên bản Ý. Cây chổi là vật không thể thiếu của Befana
Từ đó, bà quyết định đi khắp nơi tặng quà cho các em bé. Em bé ngoan sẽ được đồ chơi, bánh kẹo, trái cây… trong khi các em bé hư sẽ nhận được những cục than, hành tây hay tỏi. Trong miêu tả, Befana sử dụng cây chổi thần của mình để bay khắp nơi, chui qua ống khói các gia đình để tặng quà cho nhiều em nhỏ.
Link nội dung: http://lichamtot.com/kham-pha-sieu-xe-cua-cac-kieu-ong-gia-noel-khoahoctv-a21667.html