Răng khểnh là tình trạng không mấy xa lạ với nhiều người, có thể mọc 1 hoặc cả 2 chiếc cung hàm. Răng khểnh đẹp tạo nụ cười duyên, khuôn mặt hài hòa. Ngược lại, răng khểnh không đẹp ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng của răng miệng. Vậy răng khểnh là gì? Vị trí và dấu hiệu mọc của loại răng này như thế nào? Bài viết dưới đây của bác sĩ CKI Nguyễn Thị Châu Bản, khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp các vấn đề trên.
Răng khểnh là răng số 3 (răng nanh) vĩnh viễn mọc lệch trên cung hàm, có chức năng xé thức ăn. Răng khểnh thường hình thành ở giai đoạn từ 12 - 13 tuổi, khi đang mọc răng vĩnh viễn. Thay vì mọc thẳng đứng, răng sẽ mọc chếch qua một bên hoặc cả hai bên.
Răng khểnh mọc ở vị trí răng số 3, nằm chuyển tiếp giữa răng cửa số 2 và răng hàm nhỏ số 4.
Ở độ tuổi thay răng, các biểu hiện cho thấy bé sắp mọc răng khểnh như:
Răng số 3 không đủ không gian phát triển nên mọc lệch và trở thành răng khểnh. Khoảng 10 - 12 tuổi, các răng sữa được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Răng 3 hàm trên có thời gian thay răng trễ nhất. Do đó, nếu cung hàm hẹp sẽ dẫn đến thiếu chỗ và răng sẽ mọc lệch ra ngoài.
Răng khểnh mọc không đều đặn như các răng khác mà có xu hướng mọc lệch ra phía ngoài hay vào trong 5 - 10 độ so với quỹ đạo của cả hàm. Răng khểnh mọc ở độ tuổi thay răng và mọc từ 1 - 2 cái tùy vào mức độ thiếu chỗ của cung răng.
Răng khểnh đẹp phải có kích thước vừa phải, không quá nhọn, mọc cân đối, lệch ra hoặc nhô cao hơn so với khuôn hàm, tạo sự hài hòa tổng thể với toàn khuôn mặt.
Răng khểnh chưa đẹp thường có các đặc điểm sau:
Tóm lại, răng khểnh mọc đều, đẹp tạo nên sự duyên dáng, khuôn mặt hài hòa. Ngược lại, răng mọc chếch ra nhiều, to thô làm cho gương mặt kém duyên, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Răng khểnh cũng như răng nanh, đều là răng số 3 trên hàm răng nhưng khác hướng mọc.
Nhiều người còn gặp khó khăn khi phân biệt răng khểnh với răng lòi sỉ. Răng lòi sỉ thực chất là răng nanh mọc lệch hẳn ra phía ngoài, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến khuôn mặt trở nên kém duyên.
Răng khểnh hay răng duyên giúp người sở hữu có nụ cười duyên dáng, xinh đẹp. Tuy nhiên, để giữ nụ cười duyên này, người có răng khểnh cũng gặp không ít bất lợi.
Đối với những đứa trẻ, ở thời điểm răng khểnh mọc thường không có ảnh hưởng xấu gì đến sức khỏe răng miệng của bé. Nhưng về lâu dài, răng khểnh bắt đầu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, cụ thể:
Trong nha khoa, răng khểnh tìm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như xáo trộn khớp cắn, ảnh hưởng đến việc ăn nhai, dễ mắc thức ăn vào kẽ răng, làm tăng nguy cơ sâu răng. Răng khểnh nhô cao ảnh hưởng đến sự cân đối, hài hòa của cả hàm. (3)
Vì vậy, trong đa số các trường hợp, bác sĩ thường khuyên người có răng khểnh nên niềng răng, chỉnh nha để đưa răng về đúng vị trí, thẳng đều với các răng khác.
Đối răng khểnh có hình dáng đẹp, không bị lệch quá nhiều, không gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và vệ sinh răng miệng thì có thể giữ lại.
Bọc sứ ở răng khểnh cũng thực hiện tương tự như các răng khác. Răng được mài nhỏ, chỉ giữ lại phần răng vừa đủ. Sau đó, tiến hành bọc sứ cho răng đã mài, răng mang hình dáng mới, khắc phục tình trạng răng bị lệch.
Với phương pháp này, việc tạo hình răng sứ rất quan trọng vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ cho toàn bộ khuôn mặt. Ngoài ra, chất liệu sứ được sử dụng phải đảm bảo độ bền và màu sắc của răng trong suốt quá trình sử dụng.
Niềng răng truyền thống là các hình thức niềng răng mắc cài, nổi bật có niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài pha lê trong suốt, niềng răng mắc cài tự buộc,…
Các kiểu niềng trên đều chỉnh được răng khểnh theo nhu cầu. Vì vậy, có sự khác nhau rõ rệt về giá cả, hiệu quả, thời gian thực hiện cũng như các hạn chế trong ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh răng miệng của các hình thức niềng răng truyền thống.
Khác với niềng răng truyền thống, niềng răng trong suốt sử dụng khay niềng trong suốt được thiết kế riêng theo dữ liệu răng của từng khách hàng để điều chỉnh răng khểnh.
Phương pháp đắp Composite tạo hình răng nanh giống răng khểnh thật bằng chất liệu Composite. Phương pháp này rất được ưa chuộng bởi vì thao tác đơn giản và thực hiện nhanh với mức chi phí thấp. Đồng thời, phương pháp đắp Composite tạo răng khểnh không gây đau và không xâm lấn nên không ảnh hưởng đến răng thật. Miếng Composite có thể dễ dàng tháo ra nếu bạn không có nhu cầu sử dụng nữa.
Vì vậy, độ bền của phương pháp này không cao, dễ bị bong tróc trong quá trình ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày.
Phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ tạo răng khểnh bằng kỹ thuật bọc sứ lên bên bề mặt răng ban đầu. Theo đó, răng số 2 ở dưới răng khểnh được trám to ra. Đồng thời, tại vị trí này, bác sĩ thực hiện gắn hai mão kép gồm mão răng có tác dụng thay thế cho răng số 2 đã được mài nhỏ.
Ở mão răng còn lại, bác sĩ đính vào phần trên của mão răng sứ thứ nhất với vị trí nằm ở trên nướu đồng thời đẩy hướng ra ngoài. Răng khểnh nhờ đó có độ ổn định cao, lâu dài và chắc chắn. Bên cạnh đó, bọc răng sứ thẩm mỹ mang lại tính thẩm mỹ cao, màu sắc trắng sáng và độ bóng tự nhiên không khác gì răng thật.
Ngoài ra, khách hàng cũng thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày, hoạt động ăn nhai cũng không bị ảnh hưởng.
Một số cách vệ sinh và chăm sóc răng khểnh:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bài viết trên cung cấp khái niệm, vị trí và dấu hiệu hình thành răng khểnh. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại răng này cũng như có phương pháp điều chỉnh răng khểnh phù hợp.
Link nội dung: http://lichamtot.com/rang-khenh-la-gi-vi-tri-va-dau-hieu-moc-nhu-the-nao-a21498.html