Hướng dẫn cách sử dụng dấu câu trong Tiếng Việt chi tiết cho bé

Cách sử dụng dấu câu trong Tiếng Việt tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều người vẫn dễ mắc sai lầm. Những lỗi này có thể đến từ việc nhầm lẫn cách dùng hoặc vị trí đặt dấu. Nội dung dưới đây KidsUP sẽ làm rõ lại về vai trò, vị trí đặt dấu câu và những lỗi sai phổ biến mong rằng sẽ hữu ích cho các bé đang học.

Vai trò của các loại dấu câu trong tiếng Việt hiện hành

Dấu câu trong tiếng việt có vai trò chung là dùng để ngắt các phần, ý của trong các vế của một câu hoặc giữa các câu với nhau. Đôi khi, dấu câu cũng được sử dụng như phương tiện để biểu thị cảm xúc của người viết.

Tổng hợp các dấu câu trong tiếng Việt và vai trò:

  • Dấu chấm: Dùng để kết thúc một câu, đoạn văn trong bài.
  • Dấu phẩy: Dùng để ngắt quãng, tách biệt các ý trong câu một cách rõ ràng.
  • Dấu chấm phẩy: Dùng phân tách các vế hoặc bộ phận đẳng lập trong cùng một câu với nhau.
  • Dấu hỏi: Nêu ra một thắc mắc cần được giải đáp.
  • Dấu hai chấm: Dùng cho liệt kê, bổ sung ý nghĩa, giải thích, thuyết minh cho ý phía trước. Hoặc dấu này thể hiện cho phía sau là một trích dẫn hoặc câu nói trực tiếp.
  • Dấu lửng (dấu ba chấm): Biểu thị cảm xúc khi bị ngắt quãng, không nói lên lời; tiếng của âm thanh vị kéo dài; mang tính liệt kê chưa hết.
  • Dấu ngang: Dùng cho các câu mang tính liệt kê hoặc là phần chuyển ý giải thích cho nội dung phía trước.
  • Dấu ngoặc đơn: Các nội dung bên trong ngoặc đơn mang hàm ý bổ xung, giải thích, trích dẫn cho từ ngữ, cụ từ hoặc nguyên cả về phía trước.
  • Dấu ngoặc kép: Trích dẫn ý nguyên một lời nói, đoạn văn, tên tác phẩm,…
  • Dấu cảm (dấu chấm than): Biểu thị cho cảm xúc của người viết trong câu cảm thán, cầu khiến.
Các dấu câu và vai trò trong tiếng Việt

Vị trí và cách sử dụng dấu câu trong tiếng Việt

Với các loại dấu câu trong tiếng việt như trên, phụ huynh cần chỉ rõ vị trí đứng và cách dùng để bé có thể hiểu và phân biệt được chúng với nhau. Dưới đây là những thông tin mà bạn có thể tham khảo, sử dụng:

Dấu chấm (.)

  • Vị trí: Dùng ở cuối câu kể, giới thiệu, nêu đặc điểm.
  • Cách sử dụng: Sau dấu chấm thì cần viết hoa chữ cái đầu tiên của câu tiếp theo và hạ giọng, nghỉ khi đọc.

Dấu phẩy (,)

  • Vị trí: Đặt xen kẽ trong câu,ở bất kỳ vị trí nào để tách các bộ phận cùng loại, các bộ phận nòng cốt hoặc các vế của câu ghép.
  • Cách sử dụng: Không cần viết hoa chữ cái đầu tiên phía sau nhưng khi đọc cần ngắt nghỉ với thời gian bằng một nửa của dấu chấm.

Dấu hỏi (?)

  • Vị trí: Đặt ở cuối câu nghi vấn (câu hỏi).
  • Cách sử dụng: Sau dấu chấm hỏi thì cần viết hoa chữ cái đầu tiên của câu tiếp theo. Khi đọc thì cần nghỉ hơi và cao giọng hơn ở cuối câu.
Dấu hỏi và cách sử dụng trong câu văn
Dấu hỏi và cách sử dụng trong câu văn

Dấu chấm lửng (…)

  • Vị trí: Thường đặt sau từ tương thanh hoặc từ ngữ biểu thị sự châm biếm, hài hước.
  • Cách sử dụng: Không nhất định phía sau dấu chấm lửng cần viết hoa mà phải dựa theo vị trí cụ thể.

Dấu hai chấm (:)

  • Vị trí: Đặt ở phía trước lời nói, trích dẫn, phần giải thích hay ý liệt kê.
  • Cách sử dụng: Thường kết hợp với dấu ngoặc kép để biểu thị lời nói trực tiếp, đoạn trích dẫn. Phía sau dấu 2 chấm không nhất định phải viết hoa và có ngắt nghỉ khi đọc.
Vị trí, cách dùng dấu hai chấm trong văn bản

Dấu chấm than (!)

  • Vị trí: Đặt ở cuối câu cảm thán, cầu khiến, lời đáp hoặc câu bày tỏ thái độ mỉa mai, ngạc nhiên.
  • Cách sử dụng: Thường dùng vào các trường hợp muốn nhấn mạnh câu nói hoặc cảm xúc.

Dấu gạch ngang (-)

  • Vị trí: Đặt phía trước các bộ phận liệt kê, đầu dòng của các câu đối thoại hoặc ngăn cách phần chú thích với thành phần được bổ sung.
  • Cách sử dụng: Có thể linh hoạt đặt ở nhiều vị trí khác nhau tùy mục đích sử dụng. Khi đọc cần có ngắt nghỉ để thể hiện rõ ý và chữ cái đầu tiên ở phía sau cần viết hoa.

Dấu chấm phẩy (;)

  • Vị trí: Đặt giữa các vế câu, bộ phận đẳng lập hoặc đứng sau bộ phận liệt kê.
  • Cách sử dụng: Được dùng để để phân chia rõ ràng từng phần trong câu, tách các ý. Khi đọc cần có quãng nghỉ dài hơn dấu phẩy nhưng ngắn hơn dấu chấm.
Dấu chấm phẩy giúp ngăn cách các bộ phận cùng chức năng
Dấu chấm phẩy giúp ngăn cách các bộ phận cùng chức năng

Lỗi sai dùng dấu câu trong tiếng Việt và cách khắc phục

Với sự đa dạng và phong phú trong cách sử dụng dấu câu của tiếng Việt mà các bé không thể tránh khỏi được việc mắc các lỗi. Trong đó, phổ biến nhất là các trường hợp sai vị trí, dùng thừa hoặc thiếu dấu câu.

Lỗi dùng sai vị trí dấu câu

Như đã trình bày ở trên, mỗi dấu đều có một vị trí đứng như ở giữa, cuối câu hay trước ý liệt kê. Nếu không nắm rõ cách sử dụng, vai trò của từng dấu thì sẽ dẫn tới việc bị nhầm.

Ví dụ: Buổi sáng, trên đường đến trường. Mọi người đi lại thật tấp nập.

Để sửa câu này, phụ huynh cần hướng dẫn bé xác định các thành phần và câu đã đủ ý chưa. Sau đó, bạn để bé chia tách lại các phần theo từng chức năng đã được xác định.

Câu đúng sau khi sửa: Buổi sáng, trên đường đến trường, mọi người đi lại thật tấp nập.

Lỗi sai đặt vị trí dấu câu không đúng trong văn bản

Lỗi thiếu hoặc thừa dấu câu

Việc thừa, thiếu dấu có thể thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của cả câu. Từ đó, dễ tạo ra sự hiểu lầm cho trong câu văn.

Ví dụ:

  • Câu sai: Mẹ của em, là người rất đảm đang.
  • Câu đúng: Mẹ của em là người rất đảm đang.

Ở câu này, các bé đã nhầm lẫn cho rằng “mẹ của em” và “là người rất đảm đang” đều đã đủ ý và có vai trò như nhau nên tách bằng dấu phẩy. Ở trường hợp này, phụ huynh cần chỉ cho bé cách xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu một cách chính xác.

Lỗi lạm dụng dấu câu

Đây là trường hợp dùng quá nhiều dấu không cần thiết vào cùng một câu khiến việc ngắt ý bị sai và gây rối cho việc đọc, hiểu nghĩa.

Ví dụ câu sai: Hôm nay, tôi đi học, ở lớp 3, của trường cấp 1.

Ở đây, bé đã hiểu sai vai vai trò của cụm “ở lớp 3 trường cấp 1” dẫn tới sử dụng dấu phẩy để ngắt. Nhưng chúng chỉ là phần bổ ngữ cho cụm “đi học”.

Câu sử đúng: Hôm nay, tôi đi học ở lớp 3 của trường cấp 1.

Lạm dụng dấu câu quá đà dẫn tới câu văn bị ngắt, khó đọc
Lạm dụng dấu câu quá đà dẫn tới câu văn bị ngắt, khó đọc

Một số bài tập về dấu câu cơ bản trong tiếng Việt

Bài tập 1: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống:

  1. Mẹ em là một giáo viên ______ còn bố em là một kỹ sư.
  2. Em thích ăn kem ______ chocolate ______ và bánh ngọt
  3. Bạn có muốn đi chơi công viên với mình không ______
  4. Ôi ______ con mèo này đáng yêu quá!

Bài tập 2: Sửa lỗi dấu câu trong các câu sau:

  1. Em đi học, về nhà ăn cơm rồi làm bài tập.
  2. Mẹ em hỏi “Con đã làm bài tập xong chưa?”
  3. Trời mưa to quá, em không đi chơi được.
  4. Bạn ấy tên là Lan, học lớp 5A.
  5. Cô giáo nói “Các em hãy mở sách ra trang 10!”

Bài tập 3: Đặt dấu câu cho đoạn văn sau:

Sáng sớm ______ em thức dậy ______ đánh răng rửa mặt ______ rồi ăn sáng ______ Sau đó ______ em chuẩn bị sách vở ______ và đi học ______ Trên đường đi ______ em gặp bạn bè ______ và cùng nhau đến trường ______

Bài tập 4: Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề tự chọn, sử dụng các dấu câu đã học.

Đáp án:

Bài tập 1:

  1. Mẹ em là một giáo viên, còn bố em là một kỹ sư.
  2. Em thích ăn kem, chocolate, và bánh ngọt.
  3. Bạn có muốn đi chơi công viên với mình không?
  4. Ôi, con mèo này đáng yêu quá!

Bài tập 2:

  1. Em đi học, về nhà ăn cơm, rồi làm bài tập.
  2. Mẹ em hỏi: “Con đã làm bài tập xong chưa?”
  3. Trời mưa to quá, em không đi chơi được.
  4. Bạn ấy tên là Lan, học lớp 5A.
  5. Cô giáo nói: “Các em hãy mở sách ra trang 10!”

Bài tập 3:

Sáng sớm, em thức dậy, đánh răng rửa mặt, rồi ăn sáng. Sau đó, em chuẩn bị sách vở và đi học. Trên đường đi, em gặp bạn bè và cùng nhau đến trường.

Kết Luận

Cách sử dụng dấu câu trong Tiếng Việt không hề khó, chỉ cần bé luyện tập đều đặn là sẽ hình thành được thói quen về dấu câu. Trên đây, KidsUP đã giới thiệu về các dấu thường gặp nhất để phụ huynh có thể dùng vào việc hướng dẫn bé rèn luyện. Bên cạnh lý thuyết, bạn cũng nên áp dụng các bài tập để nâng cao hiệu quả, khả năng ghi nhớ của bé.

Link nội dung: http://lichamtot.com/huong-dan-cach-su-dung-dau-cau-trong-tieng-viet-de-hieu-nhat-a21324.html