Thực hành sưu tầm tài liệu về Cộng hòa Nam Phi

Thực hành sưu tầm tài liệu về Cộng hòa Nam Phi

Thực hành tìm hiểu Cộng hoà Nam Phi. Cộng hoà Nam Phi là một nước nằm ở mũi phía nam của lục địa Châu Phi. Đây cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng của chế độ phân biệt chủng tộc tiêu biểu nhất thế giới. Con người phải cùng cực, khổ sở vì những chế độ phân biệt này. Dưới đây hoatieu.vn sẽ tìm hiểu về đất nước Cộng hoà Nam Phi về các sự kiện lịch sử gửi đến bạn đọc.

  • Ý nghĩa chính trị kinh tế xã hội của sự kiện tổng thống da màu đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi
  • Lần bầu cử đa chủng tộc đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi
  • Tổng thống da màu đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi

Tìm hiểu về một sự kiện lịch sử của Cộng hòa Nam Phi

  • 1. Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi
  • 2. Sự thành lập chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai
  • 3. Quá trình thành lập cộng hòa nam phi
  • 4. Lựa chọn nội dung tìm hiểu về một sự kiện lịch sử của Cộng hòa Nam Phi

Bài thực hành tìm hiểu khái quát về Cộng hoà Nam Phi được biên soạn trong cả ba bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh diều. Nội dung bài viết dưới đây được biên soạn, tìm hiểu phù hợp cho những câu hỏi liên quan trong ba bộ sách lớp 7.

Khi tìm hiểu về Cộng hoà Nam Phi qua các sự kiện ta cần nêu rõ những nội dung là diễn ra trong thời gian nào, nội dung của sự kiện và ý nghĩa của sự kiện,.... Cộng hoà Nam phi có nhiều sự kiện tiêu biểu như:

  • Sự hình thành liên bang Nam Phi;
  • Sự thành lập Cộng hoà Nam Phi;
  • Sự thành lập chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai
  • Sự kết thúc chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai
  • Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi

Dưới đây hoatieu.vn sẽ tìm hiểu sự kiện minh hoạ gửi đến bạn đọc

Thực hành tìm hiểu Cộng hoà Nam Phi

1. Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi

Nelson Rolihlahla Mandela sinh ngày 18/7/1918 và mất ngày 5/12/2013, ông là Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi từ năm 1994 đến năm 1999 và là Tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu.

Trước khi trở thành tổng thống thì ông là nhà hoạt động chống chủ nghĩa apacthai và là người đứng đầu Umkhonto we Sizwe - phái vũ trang của Đảng Đại hội Dân tộc Phi.

Ông có nhiệm kỳ tổng thống từ năm 1994 đến năm 1999, ông thường ưu tiên tư vấn về vấn đề hoà giải dân tộc. Trong suốt quá trình hoạt động thì ông được coi là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nước này.

Nelson Rolihlahla Mandela là tượng đài tự do và bình đẳng của Cộng hoà Nam Phi. Ông vĩ đại vì trong quá trình làm việc ông đã nỗ lực hoà giải dân tộc và hành trình xoá bỏ chế độ apacthai ở Cộng hoà Nam Phi. Không những thế ông cũng làm nhiều hoạt động vì nhân dân như chống đói nghèo, chống bất bình đẳng.

Mọi hoạt động của ông đã đem lại ý nghĩa to lớn cho nhân dân Cộng hoà Nam Phi trước sự bất công và xung đột.

2. Sự thành lập chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai

  • Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi là?

Chế độ chủng tộc Apacthai là diễn ra là do vào năm 1948 trong cuộc tổng tuyển cử đã có một chính sách được ban hành trong đó nội dung đã phân người dân thành 4 nhóm chủng tộc bao gồm da đen, da trắng, da màu và Ấn Độ.

  • Vào năm 1961 khi Liên Bang Nam Phi rút khỏi khối liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộng hoà nhân dân Nam Phi, lúc này phong trào đấu tranh của người da đen và người da màu diễn ra mạnh mẽ.
  • Từ sau chiến tranh thế giới hai, cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân cộng hòa Nam Phi đã phát triển thành cao trào rộng lớn dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đại hội dân tộc Phi (ANC).
  • Với tinh thần đấu tranh kiên cường, bền bỉ, lại được cộng đồng quốc tế ủng hộ, cuộc đấu tranh của người phi đã dành được thắng lợi to lớn.
  • Chính quyền người da trắng ở Nam Phi đã phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc vào năm 1993, trao tả tự do cho lãnh tụ ANC Nen-xơn-man-đê-la sau 27 năm cầm tù.
  • Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc ở Nam Phi vào tháng 4/1944, Nen-xơn-man-đê la đã trở thành tổng thống vào tháng 5/1994. Ông là tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước này.

Như vậy chế độ phân biệt chủng tộc đã sụp đổ tại Cộng hoà Nam Phi và kết thúc sau hơn 3 thế kỷ tồn tại.

Sự kết thúc của chế độ phân biệt chủng tộc này mang ý nghĩa tự do, độc lập cho người dân da màu và da đen.

3. Quá trình thành lập cộng hòa nam phi

Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết: Quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi

4. Lựa chọn nội dung tìm hiểu về một sự kiện lịch sử của Cộng hòa Nam Phi

Gợi ý một số nội dung:

- Quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi (Cộng hòa Nam Phi ra khỏi Liên hiệp Anh)

- Chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai)

- Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi

Phương pháp làm bài:

- Mở bài: Giới thiệu nội dung báo cáo - Giới thiệu một trong các sự kiện lịch sử tiêu biểu, nổi bật của Cộng hòa Nam Phi? Sự kiện diễn ra trong khoảng thời gian và bối cảnh nào?

- Nội dung chính:

+ Trình bày thông tin, số liệu cụ thể về sự kiện.

+ Các nhân vật liên quan (nếu có).

+ Tiến trình của sự kiện.

+ Sưu tầm hình ảnh liên quan đến sự kiện.

- Kết luận: Nêu bài học lịch sử; ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội của sự kiện.

Ví dụ: Sự kiện Giành độc lập, tách khỏi khối Liên hiệp Anh và thành lập nước Cộng hòa Nam Phi

Sự kết thúc chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai

Khái niệm Apacthai xuất hiện từ năm 1917, nhưng phải đến năm 1948 mới chính thức được thiết lập và kéo dài đến năm 1994. Đây là một trong những chế độ phân biệt chủng tộc hà khắc, man rợ nhất trong lịch sử loài người, kéo theo đó là những hệ lụy ảnh hưởng sâu sắc đến người dân Nam Phi nói riêng và người da đen nói chung.

Chế độ Apacthai ở Nam Phi được chính thức thành lập từ thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1948, khi Đảng Dân tộc lên cầm quyền với chương trình chính trị được tóm tắt trong khái niệm Apacthai là phân biệt chủng tộc hay hay apartness là phân lập. Nội dung chính của chính sách này gồm:

+ Loại bỏ những người không phải chủng tộc da trắng ra khỏi cơ quan quyền lực nhà nước, trừ một bộ phận thiểu số người da màu.

+ Con người trong xã hội bị phân cấp theo chủng tộc, mỗi chủng tộc có chế độ riêng. Ví dụ trong Đạo luật Cơ sở Riêng biệt năm 1953 quy định:

  • Phân biệt giữa việc mọi người sử dụng bãi biển, xe buýt, bệnh viện, trường học và trường đại học.
  • Người da đen và người da màu phải luôn mang theo giấy tờ tùy thân để ngăn người nhập cư vào các khu vực của người da trắng.
  • Người da đen bị cấm sống ở các thành phố của người da trắng; người da đen và người da màu không được kết hôn với người da trắng.
  • Loại bỏ các cử tri da màu khỏi danh sách cử tri chung và tạo một danh sách cử tri riêng cho họ. Người da màu bị cấm tham gia các cuộc bầu cử giống như người da đen.
  • Người da trắng được sở hữu gần như toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, khiến người da đen và da màu rơi vào nghèo đói.

+ Sự phân loại trên được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành bộ luật để dễ quản lý, cai trị các nhóm người.

=> Chế độ apacthai có thể coi là kết quả của chủ nghĩa thực dân da trắng cực đoan, là một phần di sản của chủ nghĩa thực dân Anh vào thế kỷ XIX. Dưới chế độ này, về cơ bản, người da đen và người da màu đã bị tước hết quyền con người.

Apacthai tạo ra sự bất bình đẳng và cảm giác nguy hiểm trong xã hội Nam Phi, dẫn đến sự chống đối và phản kháng mạnh mẽ từ các tầng lớp nhân dân, cùng với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế:

+ Ở Nam Phi sau chiến tranh thế giới thứ 2, hàng loạt các cuộc biểu tình, xung đột đã xảy ra ở Nam Phi dưới sự lãnh đạo của Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Họ đấu tranh để xóa bỏ chế độ Apacthai, tuyên bố rằng: "Nam Phi thuộc về tất cả những người sống ở vùng đất này, da đen và da trắng".

+ Sau cuộc nổi dậy ở Sharpeville vào tháng 3 năm 1960, chính phủ đã cấm tất cả các tổ chức chính trị của người châu Phi da đen, bao gồm cả ANC.

+ Trên bình diện quốc tế, Nam Phi đã bị cô lập cả ở khu vực và trên trường quốc tế, bị Liên Hiệp Quốc chính thức lên án. Năm 1973, các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã thông qua Công ước quốc tế về đàn áp và trừng phạt tội phân biệt chủng tộc, chính thức đưa ra một khuôn khổ pháp lý để các nhà nước thành viên áp dụng các biện pháp trừng phạt, gây áp lực với chính phủ Apacthai ở Nam Phi, đòi chính phủ này phải thay đổi các chính sách của họ.

+ Một văn bản pháp lý khác là Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế đã xác định Apacthai là một trong số 11 tội chống lại nhân loại.

=> Với sự phản kháng quyết liệt từ bên trong, sự cô lập và trừng phạt của thế giới từ bên ngoài, năm 1990, chính quyền Nam Phi đã chính thức tuyên bố tại Quốc hội về việc bãi bỏ các đạo luật phân biệt chủng tộc, bỏ lệnh cấm các đảng phái hoạt động, trong đó có đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC).

Năm 1993, chính quyền người da trắng ở Nam Phi phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai, trao trả tự do cho lãnh tụ ANC là Nelson Mandela sau 27 năm cầm tù.

Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi vào tháng 4/1994, Nelson Mandela đã trở thành vị tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử đất nước này. Ông cũng được trao giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực, đóng góp của mình trong việc xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, xây dựng một nền tảng dân chủ mới ở Nam Phi.

- Ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội:

+ Chế độ phân biệt chủng tộc đã sụp đổ tại Cộng hoà Nam Phi và kết thúc sau hơn 3 thế kỷ tồn tại. Người dân Nam Phi lấy lại được quyền công dân cơ bản, trong đó có quyền bầu cử. Sự chấm dứt của Apacthai đã mang lại sự công bằng và bình đẳng cho mọi người dân Nam Phi, mở ra một thời kỳ mới của hòa bình và hợp nhất.

+ Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị to lớn, bởi thành quả của cuộc cách mạng dân chủ ở Nam Phi đã được thể chế hóa, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của chính phủ mới. Hiến pháp mới đảm bảo quyền bình đẳng cho mọi công dân Nam Phi và khẳng định mọi phân biệt đối xử trong xã hội là bất hợp pháp.

- Bài học lịch sử: là một bài học quan trọng về tác động của phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng lên xã hội và con người. Các bài học bao gồm:

+ Nó cho thấy tầm quan trọng của tự do và bình đẳng cho mọi người, bất kể chủng tộc.

+ Chế độ Apacthai đã cho thấy sự tàn phá của chế độ phân biệt chủng tộc và hướng mọi người đến với mục tiêu xây dựng một xã hội đa dạng, hòa bình.

+ Cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa Apacthai đã thể hiện sức mạnh đoàn kết trong việc thay đổi xã hội, thúc đẩy sự thay đổi tích cực và xây dựng hòa bình.

+ Việc chấm dứt chế độ Apacthai cho thấy giá trị của hòa bình và hòa giải trong giải quyết các xung đột xã hội.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Thực hành tìm hiểu Cộng hoà Nam Phi. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Link nội dung: http://lichamtot.com/thuc-hanh-suu-tam-tai-lieu-ve-cong-hoa-nam-phi-hoatieuvn-a20989.html