Bắp chân to cơ Nguyên nhân cách khắc phục hiệu quả
Bắp chân to cơ là tình trạng không hiếm gặp. Bắp chân to khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bắp chân bị to và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Menu xem nhanh: Mở
1Khái niệm về bắp chân
2Bắp chân to cơ là gì?
3Nguyên nhân gây bắp chân to cơ sinh lý
4Chỉ số bắp chân thế nào được coi là bình thường?
5Bắp chân to cơ có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
6Phương pháp kiểm tra cơ bắp chân
7Phân biệt bắp chân to cơ và phì đại bắp chân
8Các bài tập cải thiện tình trạng bắp chân to cơ
8.1Ngồi gập người phía trước
8.2Bài tập chùng chân
8.3Tư thế chó cúi mặt
8.4Bài tập đứng gập người
Khái niệm về bắp chân
Trước khi tìm hiểu về bắp chân to cơ thì chúng ta cần hiểu rõ bắp chân là gì?
Bắp chân là phần phía sau của cẳng chân. Tại đây có khối cơ vùng bắp chân được chia thành hai nhóm chính là cơ nhị đầu và cơ dép, còn có một cơ nhỏ nằm dưới cơ nhị đầu là cơ gan bàn chân. Xương bắp chân gồm xương chày và xương mác, đồng thời phải có các dây chằng, mạch máu và dây thần kinh.
Bắp chân to cơ là gì?
Nhiều nhà khoa học tin rằng kích thước cơ bắp chân phần lớn là do di truyền quyết định. Đối với nam giới, rất nhiều người mong ước có bắp chân to hơn. Vì vậy, họ tích cực tìm đến các bài tập giúp tăng kích thước của bắp chân. Ngược lại với nam giới thì chị em phụ nữ rất sợ gặp phải tình trạng bắp chân to. Bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng đến vóc dáng của chị em.
Bắp chân to cơ là tình trạng vùng bắp chân to, có nhiều cơ và mật độ cứng hơn so với những người bình thường. Nghĩa là từ khi sinh ra, một người đã sở hữu một đôi chân lớn. Chính vì vậy, việc làm nó nhỏ lại không hề dễ dàng bởi yếu tố di truyền đã quyết định.
Bắp chân to cơ địa là tình trạng di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Tình trạng này được biểu hiện rõ nhất khi trong gia đình bạn có nhiều người thân sở hữu bắp chân với lượng cơ nhiều. Đồng thời mật độ cơ chắc và cứng.
Nguyên nhân gây bắp chân to cơ sinh lý
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng to cơ bắp chân sinh lý có thể kể đến như:
Di truyền: Đây được cho là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bắp chân to cơ. Khi này, bắp chân sẽ to từ lúc mới sinh ra.
Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Lúc này, cơ và mỡ sẽ tập trung nhiều ở mông, đùi, bắp chân.
Luyện tập sai phương pháp: Việc luyện tập sai cách sẽ khiến cho bắp chân to bất thường, thô kệch, mất thẩm mỹ.
Sử dụng những loại mỹ phẩm có chứa Estrogen: Chẳng hạn như thức ăn, thực phẩm chức năng, dầu bôi trơn, dầu sáp,…
Chỉ số bắp chân thế nào được coi là bình thường?
Chỉ số bắp chân bình thường theo quy chuẩn quốc tế sẽ giúp chúng ta xác định được bắp chân mình có to không?
Vòng đùi đạt chuẩn của người Việt nằm trong khoảng từ 40 đến 50 cm. Tức là bằng khoảng 1/3 chiều dài trừ đi 5 - 10 cm. Theo đó, vòng bắp chân sẽ nhỏ hơn kích thước vòng đùi khoảng 20 cm.
Như vậy, số đo bắp chân chuẩn của chị em phụ nữ sẽ dao động từ 25 - 30 cm. Nếu như vượt quá con số này thì được gọi là bắp chân to cơ. Việc có một đôi chân quá khổ, thô kệch sẽ làm mất đi sự cân đối của đôi chân. Đồng thời còn làm chị em không tự tin khi diện những bộ quần áo thời trang mà mình yêu thích.
Bắp chân to cơ có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Không chỉ là thẩm mỹ, bắp chân to cơ cũng gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe như:
Căng cơ bắp chân: Việc kéo căng cơ bắp chân quá độ dài bình thường dẫn đến việc rách một số sợi cơ bắp chân. Căng cơ bắp chân có thể thay đổi từ nhẹ (đau nhẹ) đến nặng (rách hoàn toàn cơ bắp chân).
Cơ bắp chân bị co kéo: Tình trạng căng cơ bắp chân thường được gọi là cơ bắp chân bị co kéo. Co kéo cơ là kéo căng cơ bắp chân vượt quá giới hạn của nó.
Rách cơ bắp chân: Tất cả các trường hợp căng cơ bắp chân đều làm rách một số sợi cơ. Các chấn thương nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến rách một phần hoặc toàn bộ cơ bắp chân.
Đứt cơ bắp chân: Rách hoàn toàn cơ bắp chân, dẫn đến đau dữ dội và không thể đi lại được. Cơ bắp chân có thể xẹp xuống thành một khối u hoặc hình quả bóng, có thể nhìn thấy và sờ thấy qua da.
Phương pháp kiểm tra cơ bắp chân
Một số phương pháp kiểm tra, thăm khám cơ bắp chân bao gồm:
Chụp cộng hưởng từ (quét MRI) vùng bắp chân.
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Quét vùng bắp chân cùng các cấu trúc lân cận khác.
Siêu âm cơ bắp chân: Cho phép khảo sát cơ bắp chân, gân và các khớp lân cận.
Phân biệt bắp chân to cơ và phì đại bắp chân
Bắp chân to cơ và phì đại bắp chân hoàn toàn khác nhau. Và chúng ta cần phân biệt được điều này. Hầu hết các trường hợp to bắp chân sinh lý, chúng ta sẽ không đau. Đồng thời, mật độ cơ ở bắp chân sẽ chắc, có màu trùng với màu da. Còn nếu bắp chân to cơ do bệnh lý thì có những đặc điểm sau đây:
Cảm giác đau nhức ở bắp chân
Đau cách hồi
Tê chân
Nhiệt độ ở bắp chân bất thường. Chẳng hạn như nóng hơn hoặc lạnh hơn
Da ở bắp chân đổi màu so với vùng da bình thường. Có thể là xanh tím, tái nhợt hoặc ửng đỏ
Mật độ cơ không chắc mà mềm nhão
Một số trường hợp gây phì đại bắp chân bệnh lý bao gồm:
Phù chân do suy thận, suy gan, suy tim
Suy dinh dưỡng gây thiếu đạm
Hội chứng thận hư
Viêm tắc tĩnh mạch chân
Hội chứng chèn ép khoang trong chấn thương mô mềm
Viêm cơ bắp chân
Phù chân voi trong bệnh giun chỉ
Béo phì,…
Các bài tập cải thiện tình trạng bắp chân to cơ
Các bài tập giảm size bắp chân nhanh nhất sẽ giúp kéo giãn cơ bắp chân, đốt cháy mỡ khu vực này và giúp đôi chân bạn trở nên dẻo dai hơn.
Ngồi gập người phía trước
Bạn ngồi trên sàn, 2 chân duỗi thẳng và đưa 2 tay lên cao
Hít thật sâu rồi bạn từ từ thở ra và cúi gập người xuống
Bụng của bạn lúc này sẽ sát với đùi, lưng duỗi thẳng, 2 bàn tay nắm 2 lòng bàn chân
Giữ nguyên tư thế với 10 nhịp thở đều và sâu, rồi trở lại tư thế ban đầu và thực hiện lại 3 lần.
Nếu thực hiện đúng tư thế, bạn sẽ cảm nhận bắp chân từ từ căng ra và nóng lên.
Bài tập chùng chân
Bạn đứng thẳng người, sau đó bước 1 chân tới thật rộng và từ từ hạ thấp người xuống
Bạn chú ý không nhón gót chân phía sau lên và giữ cho bàn chân đặt hoàn toàn trên sàn
Sau đó, bạn hít vào, đưa hai tay lên cao, duỗi thẳng, mắt nhìn theo tay
Giữ nguyên tư thế và thở đều trong 10 nhịp rồi đổi chân
Bạn thực hiện lại động tác cho mỗi chân 5 lần.
Tư thế chó cúi mặt
Đây là một trong những cách làm bắp chân nhỏ lại trong 1 tuần. Không chỉ giúp chân thon gọn mà còn mang đến rất nhiều năng lượng.
Bạn đặt 2 tay và đầu gối thẳng trên sàn
Thở ra, hạ tay xuống, từ từ nâng hông lên cao nhất và giữ chân thẳng, cố gắng không cong gối
Ép bụng, siết chặt đùi, bắp chân để cơ thể trụ vững trên thảm
Bạn cũng lưu ý không nên để gồng vai, cuộn vai hay để bụng gần với sàn
Bạn giữ nguyên tư thế trong 5 nhịp thở và thực hiện lại 2-3 lần.
Bài tập đứng gập người
Bạn đứng thẳng người, hít một hơi thật sâu và đưa hai tay thẳng lên
Khi thở ra, bạn cúi người xuống, hai chân duỗi thẳng và giữ cho phần thân trên được kéo dài.
Bạn hít thở đều trong 5 nhịp, thư giãn hoàn toàn đầu và cổ.
Lúc này chân bạn sẽ căng ra, nóng lên nhưng mang đến cảm giác rất thư thái
Khi đã hoàn thành 5 nhịp thở, bạn hít vào và nâng người lên từ từ.
Bạn thực hiện lại tư thế này trong 1-2 lần.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về tình trạng bắp chân to cơ. Để cải thiện tình trạng này giúp vóc dáng thon gọn hơn, hãy áp dụng những bài tập mà DoLife vừa nêu trên nhé. Liên hệ hotline 1900 1984 nếu bạn cần tư vấn và đặt lịch thăm khám.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội