Ý nghĩa của từ Moshi moshi trong tiếng Nhật

Moshi moshi trong tiếng Nhật là gì?

Cụ thể “Moshi” bắt nguồn từ động từ 申す, khiêm nhường ngữ của động từ tiếng Nhật “nói” 言う. Từ rất lâu trước đó khi muốn nói gì với bề trên người ta sẽ dùng 申し上げます, 申します hay 申す. Tuy nhiên theo thời gian dài từ này được rút ngắn lại thành 申し (moushi) như một cách nói chuyện để thu hút sự chú ý của người khác.

Nếu bạn để ý thì từ “Moshi” được bắt nguồn từ chữ 申します (moushi), từ này chính là khiêm nhường ngữ của từ 言います là “nói”. Cụ thể khi giới thiệu bản thân chúng ta thường sử dụng từ này, ví dụ như: 私はきよしと申します (watashiwa kiyoshi to moushimasu) có nghĩa là “Gọi tôi là Kiyoshi / Tên tôi là Kiyoshi”.

Trước những năm 1890 khi gọi nhau hay trả lời điện thoại người Nhật Bản sẽ thường dùng từ “oi oi” (おいおい). Nhưng sau này với sự xuất hiện của các nhân viên trực tổng đài thì “oi oi” dần được thay thế thành từ “moshi moshi”. Từ này sẽ được hiểu là “nói đi, nói đi”.

Vì sao cần phải nói Moshi 2 lần?

Theo ý nghĩa của từ Moshi thì là nói đi, vậy khi nhấc máy nghe điện thoại chúng ta chỉ cần nói “Moshi” là đủ nhưng tại sao người Nhật lại luôn lặp lại câu này 2 lần? Bạn có bao giờ thắc mắc như vậy chưa?

Ý nghĩa của từ Moshi moshi trong tiếng Nhật

Lý do bởi vì theo các câu chuyện cổ của người Nhật từ xưa truyền lại thì vào buổi đêm ma cáo (kitsune) sẽ hóa lốt thành con người để đi lừa người dân. Những con ma cáo này thường nói “Moshi” để gọi một ai đó.

Nếu ai đó nghe thấy có người gọi “Moshi” sau lưng mình thì nhất định nó là ma cáo. Đặc biệt nếu chúng ta đáp lại thì linh hồn sẽ bị nó chiếm đoạt ngay lập tức.

Chính vì sự tương truyền này mà người Nhật sẽ có thói quen nói lại 2 lần “moshi moshi” để chắc chắn mình không phải ma cáo và cũng không bị ma cáo chiếm giữ linh hồn.

Có phải lúc nào nghe điện thoại người Nhật cũng sử dụng moshi moshi?

Mitaco khuyên bạn nên sử dụng từ "moshi moshi" chủ yếu khi trả lời điện thoại. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng để nhận điện thoại từ người thân, bạn bè thôi, còn điện thoại của đối tác, người lớn tuổi… thì không nên vì sẽ khiến người nghe cảm thấy không được lịch sự cho lắm.

Ngoài ra nếu trong lúc nghe điện thoại mà 2 bên có một khoảng dừng thì bạn cũng có thể dùng từ "moshi moshi" để đảm bảo đầu dây bên kia vẫn nghe được và sẵn sàng tiếp tục cuộc trò chuyện nhé.

Ví dụ khi giọng bên kia nghe không nõ hay bạn cần xác nhận bên kia có nghe được hay không thì có thể sử dụng cụm từ: moshi moshi kikoemasuka?も し も ま す か?có nghĩa là "Xin chào, bạn có nghe thấy tôi không?"

Những lưu ý khi sử dụng từ "Moshi Moshi"

Nếu bạn đang cho rằng ý nghĩa của từ Moshi Moshi chỉ được sử dụng khi bắt đầu cuộc gọi. Tuy nhiên từ này ngoài có ý nghĩa giống như “Alo” thì còn được hiểu là “có ai ở đó không” hay “Ai đang nghe máy thế”..

Nếu khi bạn nhấc máy điện thoại lên mà không phải máy riêng tư của mình, thì sau khi nói "Moshi Moshi" bạn hãy giới thiệu tên của mình bằng cách sử dụng cụm từ như: "[tên] desu kedo" hoặc lịch sự hơn: "[tên] de gozaimasu ga". Còn nếu bạn muốn hỏi ai đang gọi đến thì hãy dùng cụm từ: "dochira-sama desu ka" hoặc "donata-sama desu ka"…

Từ "Moshi Moshi" ngoài được sử dụng khi nghe điện thoại thì nó còn có mục đích là thu hút sự chú ý của người khác. Đa phần đối với bạn bè và người thân chúng ta có thể thoải mái dùng từ "Moshi Moshi" khi gặp mặt kèm cái vẫy tay thân thiện. Việc này nhằm kiểm tra hoặc thu hút người đối diện chú ý đến mình để tiếp tục cuộc trò chuyện.

Ngoài ra nếu lỡ may khi đi ban đi ngoài đường mà gặp một vài người bạn cũng có thể thoải mái nói "Moshi Moshi" để bắt đầu câu chuyện. Tuy nhiên nếu không phải nghe điện thoại thì từ "Moshi Moshi" chỉ nên sử dụng trong các trường hợp thân thích với mình thôi bạn nhé.

Vậy với cụm từ "moshi moshi" Mitaco khuyên bạn nên sử dụng đối với bạn bè hay người thân trong gia đình thôi. Vậy nếu không phải bạn bè, người thân thì chúng ta nên nói như thế nào? Bạn hãy tiếp tục đọc các bài viết khác của Mitaco để khám phá thêm nhiều điều thú vị trong tiếng Nhật mỗi ngày.

Link nội dung: http://lichamtot.com/y-nghia-cua-tu-moshi-moshi-trong-tieng-nhat-mitaco-a20822.html