“Bựa sinh dục” là từ khóa chỉ những chất bẩn bám lại ở vùng kín của nam và nữ giới. Tuy nhiên, tình trạng này thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn là nữ giới. Đây không phải là một căn bệnh nhưng nếu không được xử lý kịp thời thì sẽ gây ra nhiều căn bệnh nghiêm trọng, liên quan trực tiếp đến chức năng sinh sản cả nam và nữ.
Bựa sinh dục là tình trạng các chất cặn được hình thành do tuyến bã nhờn, nước tiểu, bụi bẩn và tế bào da chết bám lại trên bề mặt da. Chất dịch này có màu trắng ngà, tích tụ ở các kẽ, ngách của bộ phận sinh dục, đặc biệt là ở dưới bao quy đầu của nam giới và các nếp môi nhỏ ở âm hộ của nữ giới.
Trên thực tế, bựa sinh dục đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh môi trường vùng kín. Cụ thể:
Bựa sinh dục được coi là lành tính nhưng nếu để chất cặn này bám lại quá lâu mà không được vệ sinh thì nó lại gây ra mùi hôi khó chịu. Đây cũng chính là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra các bệnh lý nguy hiểm như:
Vi khuẩn, đặc biệt là nấm Candida bị bựa sinh dục ngăn chặn lại tại cửa âm đạo nhưng lại không được rửa trôi đi nên sẽ phát triển và sinh sôi ngay tại khu vực này. Từ đó, gây nên bệnh lý viêm âm đạo. Viêm âm đạo nếu không được chữa trị kịp thời còn kéo theo viêm nhiễm ngược dòng, tức là vi khuẩn sẽ xâm nhập trở lại vào sâu bên trong, gây viêm âm hộ, viêm vùng chậu, viêm đường tiết niệu và viêm cổ tử cung.
Nếu bựa sinh dục dẫn đến viêm âm đạo ở nữ giới thì nó sẽ gây viêm bao quy đầu ở nam giới. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em nhiều hơn là người trưởng thành do những người chưa cắt bao quy đầu thường dễ mắc bệnh hơn.
Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là căn bệnh phổ biến do vi khuẩn uropathogenic có trong bựa sinh dục gây nên. Loại vi khuẩn này có tính bám dính cao. Hơn nữa, chúng thường khu trú quanh miệng sinh dục nên càng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng với mức độ tăng dần.
Theo một nghiên cứu, 95% trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng tiểu không được cắt bao quy đầu. Trong khi đó, điều này chỉ xảy ra ở 4,12% trẻ nam chưa cắt bao quy đầu.
Bình thường, các phần mucin và tế bào chết được dồn ứ, tạo nên bựa sinh dục. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, các chất bẩn sẽ đóng thành vảy và hình thành dạng “sỏi” sinh dục. Sỏi sinh dục thường gặp ở nam giới hơn nữ giới, nhất là những người hẹp bao quy đầu. Các bác sĩ khuyến nghị bệnh nhân nên sớm loại bỏ lớp cặn này ngay lập tức vì nó gây tổn thương da quy đầu và gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục.
Như đã nói ở trên, bựa sinh dục có cả lợi và hại. Nếu để chất cặn này kéo dài sẽ kéo theo một số biến chứng nghiêm trọng như:
Nam giới có lớp cặn sinh dục quá dày sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh nam khoa như: Viêm quy đầu, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm tuyến niệu đạo,... Ngược lại, nữ giới lại rất dễ gặp phải tình trạng viêm nhiễm, ngứa, rát và sưng âm đạo.
Trẻ em nếu không vệ sinh vùng kín sạch sẽ cũng không tránh khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Trẻ sẽ thường cảm thấy đau và ngứa rát ở bộ phận sinh dục. Da vùng kín xuất hiện mụn và vết lở loét làm viêm nhiễm. Chính điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ khi trưởng thành.
Mùi hôi tanh cùng lớp bựa cứng lại khó vệ sinh chính là rào cản rất lớn trong quá trình quan hệ tình dục. Tình trạng này làm mất đi cảm xúc hưng phấn và ham muốn tình dục của cả người bệnh và đối phương. Từ đó, góp phần làm giảm chức năng sinh lý vốn có của bệnh nhân.
Nếu bệnh lý phụ khoa, nam khoa tiến triển nặng lên, bạn còn có khả năng đối mặt với nguy cơ yếu sinh lý, thậm chí là vô sinh, hiếm muộn.
Tình trạng bựa sinh dục kéo dài cùng với việc điều trị chậm trễ khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm. Lúc này, các tế bào ở cơ quan sinh sản lại càng dễ dàng biến đổi, trở thành các khối u ác tính.
Ung thư ở bộ phận sinh dục có thể kể đến các bệnh lý như: Ung thư tinh hoàn, ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,... đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát về bựa sinh dục. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã biết cách giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ hơn nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Link nội dung: http://lichamtot.com/bua-sinh-duc-la-gi-do-nguyen-nhan-nao-gay-nen-a20692.html