Không để các bạn phải chờ đợi lâu hơn nữa, ngay trong phần nội dung đầu tiên này chúng tôi sẽ giúp cho bạn có được câu trả lời về vấn đề này. Mẫn cán chính là một tính từ dùng để chỉ một người năng nổ, tháo vát trong công việc. Có nghĩa là những công việc mà đến tay họ thì sẽ có hiệu quả rất tốt. Những câu khen mà người ta hay dùng như là:
- Một học sinh mẫn cán
- Một cán bộ mẫn cán
- Một nhân viên mẫn cán
- Làm việc mẫn cán
Trong tiếng anh, người ta có thể biết đến từ: Diligent (được hiểu là siêng năng, chuyên cần) hay cũng có thể biết đến từ Painstaking (được hiểu là chịu khó cẩn thận)
Nếu như phân tích và tìm hiểu kỹ từ “mẫn cán” thì:
- Mẫn: Nghĩa là chỉ siêng năng, cần mẫn, chịu khó
- Cán: Nghĩa là chỉ trạng thái đủ sức để làm việc hiệu quả
Chính vì thế mà họ luôn chọn từ này để chỉ những người làm việc có hiệu và siêng năng trong công việc. Như vậy với những thông tin trên đây thì bạn cũng đã hiểu hơn về mẫn cán rồi đúng không nào? Vậy thì theo bạn mẫn cán có cần thiết đối với một nhân viên hay không?
Nếu như trước đây thực trạng công việc hàng ngày chính là “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” thì bây giờ liệu còn tình trạng như vậy nữa hay không? Có nó vẫn tồn tại, thế nhưng đối với mỗi công việc hay mỗi một doanh nghiệp lại khác nhau. Có thể nói đó chính là vấn đề mà khiến cho nhiều nhà tuyển dụng quan tâm và lo lắng nhất. Đặt trong một bối cảnh như hiện nay thì liệu với tình trạng nhân viên “sáng cắp ô đi chiều cắp ô về” thì doanh nghiệp đó có phát triển được hay không? Khi mà xã hội đang ngày càng phát triển với sự cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp khác nhau thì với tư cách là một chủ doanh nghiệp thì bạn cần ở người lao động điều gì? Đương nhiên là bạn sẽ cần đến những người cần mẫn với công việc và kết quả công việc đạt hiệu quả cao. Vậy còn với những ứng viên thì sao?
Đối với những ứng viên hay còn gọi là người lao động thì họ cần phải có sự mẫn cán, tức là một người siêng lăng và tháo vát trong công việc. Trước tiên sự mẫn cán trong công việc sẽ giúp cho bạn tạo được sự thu hút của cấp trên, cấp trên sẽ trọng dụng bạn trong công việc và đánh giá khả năng của bạn tốt hơn. Nếu như đã được sự trọng dụng của cấp trên thì cơ hội thăng tiến của bạn đương nhiên sẽ rộng mở hơn rất nhiều. Bên cạnh việc thăng tiến tốt hơn thì bạn cũng có thể khiến cho mọi người “tâm phục” về khả năng của mình đối với công việc mà bạn đang đảm nhiệm.
Khi là người mẫn cán trong công việc cũng như trong cuộc sống, thì điều đó sẽ giúp cho bạn được “thăng hoa” hơn và có thể sống hết mình với công việc hàng ngày. Có lẽ cũng chính vì thế mà nó rất quan trọng và cần thiết đối với một nhân viên, để bạn có thể thành công hơn trong công việc hàng ngày của mình. Vậy bạn có phải là nhân viên mẫn cán không?
Những biểu hiện nào thể hiện bạn chính là một người mẫn cán, bạn đã biết chưa? Nếu như nêu ra những đặc điểm nhận dạng của mẫn cán thì có lẽ sẽ rất khó để nhận ra bạn có phải nhân viên mẫn cán hay không? Chính vì thế mà timviec365.vn quyết định sẽ đưa ra những biểu hiện, dấu hiệu nếu như bạn mắc phải thì bạn không phải là nhân viên mẫn cán, cùng theo dõi nhé!
Làm việc theo cảm hứng chính là một biểu hiện đầu tiên khiến cho bạn trở thành người đối ngược với mẫn cán. Với những người làm việc theo cảm tính thì sẽ không quan tâm đến chất lượng công việc như thế nào? Với họ thì tâm trạng vui hoặc thoải mái thì sẽ làm việc, còn không thì sẽ không làm việc, và bạn sẵn sàng làm việc riêng trong giờ làm việc như: Shopping, nói chuyện, lướt mạngxã hội hay nói chuyện tại nơi làm việc. Bất cứ lúc nào bạn cũng có thể biến nơilàm việc thành một cái chợ buôn bán đủ thứ trên đời. Làm việc theo cảm hứng là một thói quen khó bỏ ở mỗi nhân viên hiện nay, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cũng như tiến độ công việc mà bạn được giao hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn còn không phải là một người có trách nhiệm với công việc hàng ngày của mình. Làm việc theo cảm hứng rất nguy hiểm nó không những ảnh hưởng đến chính bạn mà còn ảnh hưởng đến cả công ty nữa.
Có thể nói bừa bộn chính là thói quen sống của đa số người hiện nay, sống bừa bộn sẽ khiến cho công việc cũng như cuộc sống của bạn khó khăn hơn. Bừa bộn với công việc thể hiện ngay trên bàn làm việc của bạn, nó bừa bộn đến mức không biết những giấy tờ quan trọng để đâu, những cái nào cần thiết và những cái nào là không cần thiết. Sự bừa bộn còn thể hiện ở ngay việc bạn chẳng bao giờ đến đúng giờ hoặc với những lần gặp mặt với khách hàng thì bạn lại vô cùng lôi thôi. Chính những sự bừa bộn đó đã khiến cho cấp trên, đồng nghiệp hay cả đối tác của bạn sẽ cảm thấy bạn không phải là một người chuyên nghiệp trong công việc, và cũng từ đó mà bạn sẽ không còn giữ được niềm tin mà người khác dành cho bạn nữa.
Trong công việc, công ty tổ chức một hoạt động sự kiện nào đó và bạn đã nhận với công việc quan trọng, thế nhưng đến hôm đó thì bạn lại không đến. Hoặc với những công việc hàng ngày được giao bạn liên tục viện những lý do để khiến cho cấp trên của mình giao cho người khác, hoặc lùi lại lịch cho bạn. Đó chính là biểu hiện của một người nhân viên không mẫn cán. Vì nếu như bạn là một người mẫn cán trong công việc thì chắc chắn bạn sẽ cố gắng hoàn thành tốt công việc đó, và có trách nhiệm với nó chứ không phải là một người thường xuyên thất hẹn với công việc như vậy. Bên cạnh đó, thất hẹn còn là biểu hiện của việc bạn không tôn trọng công việc và đối phương, đó không phải là phong cách của một người nhân viên chuyên nghiệp.
Hầu như trẻ con Việt Nam từ bé cho đến lớn đều học được cách đổ lỗi đầu tiên, và cho đến khi chúng trưởng thành và lớn lên thì việc chúng đổ lỗi cho một cái gì đó là điều đương nhiên trong cuộc sống của chúng. Cho đến khi đi làm thì điều duy nhất mà bạn có thể làm khi công việc không được xuân sẻ chính là tìm mọi cách để đổ lỗi cho điều gì đó mà không phải chính mình. Nếu như bạn hiểu thì việc mà bạn làm sai thì nên có trách nhiệm đối với nó.
Nếu như không phải người mẫn cán thì những công việc mà bạn đã thực hiện có xảy ra những sai sót thì điều đầu tiên bạn làm chính là rũ bỏ trách nhiệm, rũ bỏ những công việc mình đã làm để cho người khác chịu trận thay cho chính mình. Đó có thể hiểu chính là bản năng được luyện tập từ bé và cho đến khi lớn lên thì bạn lại dùng chính khả năng đó để rũ bỏ hết những trách nhiệm trong công việc.
Tính ỷ lại này sẽ xảy ra khi làm việc nhóm thường xuyên, nếu như bạn và những người khác có thể thực hiện được công việc của mình. Chính vì thế mà khi thực hiện làm việc nhóm với nhau sẽ xảy ra hai trường hợp, hoặc là sẽ có những kết quả tốt, hoặc là sẽ có những người ỷ lại vào công việc và cứ thế công việc sẽ không được thực hiện. Trong một tập thể nhóm làm việc như có những người năng nổ thực hiện tất các công việc thì những người khác sẽ ỷ lại vào điều đó. Và đó chính là một trong những biểu hiện của làm việc không mẫn cán.
Trong một hoạt động chung của cả nhóm, thì bạn cần phải có trách nhiệm với công việc của mình hơn là việc ỷ lại vào người khác như vậy. Và đương nhiên một nhà tuyển dụng sẽ chẳng bao giờ muốn tuyển một người luôn luôn có quan niệm “cha chung không ai khóc”, và có thói quen ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác cả. Vì nếu như bạn nhờ vào sự giúp đỡ giường như là 100% ấy thì đó không phải năng lực thật sự của bạn.
Làm cho có nghĩa là bạn thực hiện công việc một cách vô cùng là cưỡng ép, thế nhưng bạn lại càng cần phải biết rằng, nếu như bạn thực hiện công việc như vậy thì chất lượng công việc đặt ra không được cao và không có kết quả tốt.
Riêng đối với những người có thái độ làm việc như vậy thì bạn cần phải biết, đối với họ thì chỉ quan trọng về số lượng công việc chứ chất lượng công việc không được đặt lên hàng đầu. Bạn không hề hứng thú với công việc này, và cũng không hề nghĩ rằng mình cần phải thực hiện nó một cách nghiêm túc hơn. Làm việc để lấy thành tích cũng có thể bạn chỉ sao chép vào cho có và không hề có ý muốn làm nó.
Trên đây chính là biểu hiện của những người không mẫn cán với công việc, và đương nhiên nếu như vậy thì bạn sẽ không nhận được bất kỳ một lời khen nào từ cấp trên của mình. Qua những dấu hiệu và đặc điểm trên đây thì bạn có nghĩ bạn là nhân viên mẫn cán hay không? Đã có những dấu hiệu để nhận biết, vậy thì hãy tự đánh giá và nhận xét mình nhé.
Cho dù thế thế nào thì bạn hãy cố gắng trở thành một người mẫn cán trong công việc, chỉ có như thế thì bạn mới có thể thành công trong công việc và được cấp trên của mình ưu ái hơn, thăng tiến nhanh hơn. Vì trên thực tế cho thấy, nhà tuyển dụng rất ưa chuộng người nhân viên của mình mẫn cán trong công việc. Vì như vậy hiệu và quả và năng suất công việc sẽ hoàn thành đúng thời hạn được giao.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đem đến cho bạn trên đây thì bạn đã hiểu thế nào là mẫn cán và những biểu hiện của một nhân viên không mẫn cán trong công việc.
Link nội dung: http://lichamtot.com/man-can-la-gi-ban-co-phai-la-mot-nhan-vien-man-can-hay-khong-a19142.html