Chuyện ít biết tục thờ chúa Then Đền Nam Thiên Tứ Thánh

Tục thờ cúng chúa Then là một loại hình nghệ thuật văn hóa tâm linh dân gian luôn có sức sống khá mãnh liệt trong đời sống cộng đồng các dân tộc Nùng, Thái và Tày. Tục thờ chúa Then là loại hình văn hóa phi vật thể vừa mang tính động, hàm chứa tính nhân văn cao, vừa mang âm hưởng của loại hình văn hóa tín ngưỡng dân gian gắn liền với từng bản sắc của dân tộc Tày, Nùng và Thái. Với người thuộc ba dân tộc tục thờ chúa Then không chỉ là cầu an lành, may mắn mà còn gắn liền với sinh hoạt tín ngưỡng trong năm. Then có nghĩa là “thiên”, người Tày quan niệm chúa Then là đại diện cho thần tiên, cầu nối tâm linh, thỉnh cầu, mong ước của con người thấu tới tai đất trời.

Vì thế, mỗi dịp người Nùng, Tày và Thái cúng cầu an, giải hạn, cúng tổ tiên, hay mừng nhà mới, mừng thọ ông bà, cha mẹ… đều không thể vắng bóng những thầy Then. Tục thờ Then là loại hình tâm linh tín ngưỡng trong văn hóa dân gian, tính lôi cuốn của tục thờ Then còn lôi cuốn bằng nghệ thuật biểu diễn của nghệ nhân, không gian, thời gian. Diễn xướng then là loại hình nghệ thuật biểu diễn tổng hợp của nhiều hình thức diễn xướng. Là tổng thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như tín ngưỡng xã hội và văn hóa nghệ thuật, nhập đồng, nhảy múa, hóa vàng, dâng lễ.

Xuất phát từ quan niệm ốm đau, bệnh tật là do hồn lìa khỏi xác trong một thời gian hay do “phi” nhập vào xác đánh đuổi xúc phạm đến hồn. Từ đó tất yếubnảy sinh quan niệm là muốn khỏi bệnh thì phải làm cách nào để hồn về với xác hoặc đánh đuổi hồn ma ra khỏi cơ thể. Nhưng con người không thể tự “gặp” trời để xin được mà phải có một loại người “đặc biệt” có khả năng kết nối cõi người với thế giới siêu nhiên, đó là “then”, “giàng” hay “pựt”; những người có tài năng, kinh nghiệm thực sự, giầu có về vốn sống người uy tín. Vì có kinh nghiệm nên họ biết cách xử thế, biết phân định những bất lợi và thuận lợi do thiên nhiên, thời tiết gây ra đối với hoạt động lao động sản xuất của con người.

Với nghĩa như trên thì “then”, “giàng”, “pựt” của người Tày, Nùng và Thái giống như thày mo của người Mường, hay thày cúng, cô đồng bà cốt của người Kinh. Họ là những người được nhân dân tin tưởng giao cho trọng trách linh thiêng là nốt kết giữa trời và đất. Để cho uy tín và “khả năng” siêu phàm của mình được tăng cao, các “then” còn cấp sắc được gọi là lẩu then. Số tua ở sau mũ là “chứng chỉ” khẳng định khả năng giao tiếp với thần linh của mỗi then. Nếu dải tua mũ càng nhiều càng chứng tỏ khả năng xuất chúng của then càng lớn và vì thế mà ông/bà then có nhiều dải càng được con hương tôn kính và trọng vọng hơn rất nhiều.

Thông qua các thầy Then có khả năng “đi lại dễ dàng từ cõi này sang cõi khác” mà cõi trời được cụ thể hóa như một hình ảnh lý tưởng của cõi nhân gian, hay nói cách khác Then đã nhân hóa cõi trời để làm cho cõi trời gần gũi với cõi người hơn. Ngoài ra những thầy Then còn cụ thể hóa quan niệm linh hồn trong tín ngưỡng dân gian bản địa của người Tày, Nùng và Thái. Từ niềm tin dân gian quả trứng và chim én đã trở thành công cụ và biểu tượng nghề nghiệp của Then. Tất cả các vị thần trong quan niệm dân gian khi vào trong Then đều được hình tượng hóa như những nhân vật có thật. Ngoài tổ tiên tổ sư là những nhân vật có thực đã khuất, các vị thần linh khác trong Then đều có dáng vẻ riêng. Nhiều vị được hiện lên qua phương thức nhập đồng trong các đám lấu cấp sắc của “pựt” nhử Thổ công, Táo công. Khi nhập đồng, những thầy then sẽ trở thành nhân vật “nhà trời” đang hạ giới để giáo huấn, dạy bảo con nhang nghe và làm theo.

Chúa Then khác với văn hóa hầu chầu Đạo Mẫu. Tiên chúa bói Then có ngày sinh ngày hóa, đền Nam Thiên Tứ Thánh thủ nhang- đồng đền ông Bùi Quang Lưu thuộc xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang được coi là trốn tổ của Chúa Then trong Đạo Mẫu Việt Nam, ông là người trẻ nhất Việt Nam đã tôn thờ chúa Then quy mô và nghiêm trang thuộc bậc nhất thờ bà Chúa Then mà hậu duệ còn tận đến ngày nay như ông Vương Văn Bình và Trịnh Thị Núi.

Ông Bùi Quang Lưu thủ nhang đồng đền cho biết: Bà chúa Then tín ngưỡng bản địa thờ thần trên rừng núi, đặc biệt đối dân tộc Nùng thờ chúa Then cũng giống tín ngưỡng thờ các vị chúa sơn trang. Chúa Then hành nghề tạo phúc, nhiều dòng họ thờ gọi Then Then tổ (kế tử truyền tôn), Then có nghĩa khác (thiên binh thiên tướng), vị thần tiên ở cõi trời, đức trốn tổ Linh Quang ảnh hưởng niềm tin đối với con người, chúa Then ở đền giữ gìn qua nhiều dòng họ (đã được bắt pháp) nguồn tín ngưỡng có nhiều nơi thờ chúa Then, nhưng ông Lưu đủ cơ duyên thờ dòng pháp môn đạo Mường theo học từ năm lên từ năm lên 8 tuổi, chúa Then là vị nhân thần nằm trong tực thờ Tam Tứ Phủ. Nghài có năm sinh năm hóa, con cháu của họ đang hành nghề”.

Ông Lưu là người đầu tiên phối thờ chúa Then với chúa Sơn Trang , đến nơi đây thường được gọi chính đền, đất nơi đây có đức thiên sư hiển linh, âm phù cho bách gia trăm họ, hộ quốc trì dân, đức chúa Then suy tôn chúa chủ nhà, ngôi đền Thụy Ứng rước Nam Thiên Tứ Bất Tử các vị đứng đầu, người mẹ tiêu biểu của người mẹ Việt Nam. Dân tộc Nùng khi sống tổ chức mừng thọ, khi mất không làm giỗ tổ. Trên mảnh đất đất có miếu từ lâu đời ông Vương Văn Bình và Trịnh Thị Núi có công đầu tôn ngài nữ chúa sơn thần, hay còn gọi chúa Then (chúa Mường)”.

Thủa xưa Chúa Then giá ngự trên một tòa sơn trang, cảnh núi rừng xanh ngan ngát, nơi thượng ngàn tụ khí linh thiêng, chúa bà được coi là Tổ Then, trang phục chúa bà thường mặc áo đen chàm vạt ngắn, trang sức thường vận kiềng bạc đen khảm nạm ngọc lam, nơi chúa Then thường ngự trên thạch bàn, ngày ngày chúa tu luyện đến cả quỷ cũng sợ uy linh, một đời làm phúc cứu dân, bao nhiêu nghiệt chướng xoay vần hóa không, hành nghề tạo phúc muôn đời nhớ ơn.

Ngày nay mỗi khi dịp mùng 9 tháng 3 âm lịch người con muôn phương tụ họp về đền Nam Thiên Tứ Thánh, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, tổ chức lễ hội và tri ân chúa Then. Hay còn gọi, đền cậu Lưu là trung tâm thờ chúa Then ngự trong ba ngày hội: 9-10-11/3 âm lịch.

Link nội dung: http://lichamtot.com/chuyen-it-biet-tuc-tho-chua-then-den-nam-thien-tu-thanh-a19073.html