Tại sao tuổi âm lịch lại luôn lớn hơn 1 tuổi so với tuổi dương lịch

Tính tuổi dương lịch và âm lịch năm 2025

Lịch vạn niên là một hệ thống lịch kết hợp cả lịch âm và lịch dương. Nó không chỉ cung cấp thông tin về ngày, tháng, năm theo cả hai loại lịch mà còn bao gồm nhiều thông tin bổ ích khác.

Giờ hoàng đạo: Những giờ được cho là mang lại may mắn, thuận lợi cho các hoạt động như xây dựng, cưới hỏi, đi lại...

Ngày tốt, ngày xấu: Dựa trên các yếu tố như ngũ hành, âm dương để xác định những ngày thích hợp cho các hoạt động khác nhau.

Tại sao tuổi âm lịch lại luôn lớn hơn 1 tuổi so với tuổi dương lịch? - 1
Tính tuổi dương lịch và âm lịch năm 2025 theo lịch vạn niên (Ảnh minh họa: Trần Huyền).

Tuổi, mệnh: Thông tin về tuổi, mệnh của từng người trong năm.

Các ngày lễ, tết: Cả các ngày lễ truyền thống theo âm lịch và các ngày lễ hiện đại theo dương lịch.

Lịch âm, hay còn gọi là nông lịch, là hệ thống đo đếm thời gian dựa trên chu kỳ của Mặt Trăng. Mỗi tháng âm lịch có khoảng 29,5 ngày và một năm âm lịch thường có 12 tháng, tương đương khoảng 354 hoặc 355 ngày.

Lịch âm gắn liền với các hoạt động nông nghiệp, lễ hội truyền thống của nhiều dân tộc, đặc biệt là các nước châu Á. Gắn bó sâu sắc với văn hóa, tín ngưỡng của nhiều dân tộc và dễ dàng quan sát và xác định các chu kỳ của Mặt Trăng.

Dưới đây là bảng tính tuổi một số tuổi được tính theo lịch dương, lịch âm năm 2025:

Tại sao tuổi âm lịch lại luôn lớn hơn 1 tuổi so với tuổi dương lịch? - 2

Cách tính tuổi âm lịch và tuổi dương lịch?

Để tính tuổi dương lịch, chỉ cần lấy năm hiện tại trừ đi năm sinh là ra số tuổi tương ứng với số năm hiện tại. Tính tuổi bằng lịch âm sẽ lấy số tuổi theo lịch dương cộng cho một.

Ví dụ, đến năm 2025, đối với năm sinh 1983, số tuổi hiện tại sẽ là 42 tuổi theo lịch dương. Đối với lịch âm 2025, người sinh năm 1983 sẽ là 43 tuổi.

Để lý giải tại sao tuổi âm lịch lại luôn nhiều hơn tuổi dương lịch một tuổi, hãy lấy ví dụ một người sinh năm 2000, tương ứng với năm Canh Thìn trong Âm lịch. Vào thời điểm năm 2022, tính theo cách tính tuổi Dương lịch phổ biến (tức là tạm bỏ qua việc đợi đến ngày sinh nhật mà cứ lấy hiệu số năm) thì một người như vậy có tuổi là 22.

Nhưng ai cũng biết rằng về tuổi Âm thì người đó được tính là 23. Nhưng khoan đã, đừng quên rằng năm Canh Thìn đó chỉ bắt đầu vào ngày 5/2/2000 (ngày mùng 1 Tết Nguyên đán năm đó).

Điều đó có nghĩa là đến tận ngày 4/2/2000 thì Âm lịch vẫn đang là năm Kỷ Mão. Một người sinh vào thời điểm từ 1/1/2000 đến 4/2/2000 sẽ có tuổi Âm tương ứng với năm Kỷ Mão.

Thời điểm ra đời, một người như vậy được tính là 1 tuổi theo cách tính tuổi Âm. Nhưng chỉ ít ngày sau, Tết Nguyên đán tới và bước sang năm Canh Thìn, và như vậy cậu bé/cô bé đó lập tức được cộng thêm 1 tuổi và được coi là đã 2 tuổi - dù mới ra đời được ít ngày.

Trong khi đó, theo cách tính của Dương lịch, dù chỉ lấy hiệu số năm thì người như vậy chưa đủ 1 tuổi vì vẫn đang là năm 2000.

Những người sinh trong khoảng thời gian sau Tết Nguyên đán thì hầu hết thời gian trong năm có tuổi Âm hơn tuổi Dương 1 đơn vị, còn sau Tết Dương lịch tiếp theo nhưng chưa tới Tết Nguyên đán thì hai cách tính tuổi cho kết quả bằng nhau (vì năm Dương lịch đã tiến thêm 1, nhưng chưa sang năm mới Âm lịch).

Còn những người sinh vào khoảng giữa hai lần đón năm mới Dương - Âm thì có tuổi lệch nhau 1 đơn vị ở khoảng đó hàng năm, nhưng tuổi Âm hơn tuổi Dương những 2 đơn vị vào khoảng thời gian còn lại (chiếm xấp xỉ 11 trong số 12 tháng của năm).

Link nội dung: http://lichamtot.com/tai-sao-tuoi-am-lich-lai-luon-lon-hon-1-tuoi-so-voi-tuoi-duong-lich-a19044.html