Cầm, kỳ, thi, họa là cụm từ gắn liền với quan niệm về cái đẹp của người phương Đông ngày trước. Thể hiện nhiều ý nghĩa về cuộc sống và con người qua tài năng và khả năng trau dồi văn hóa. Trong bài viết này, Gốm Sứ Long Loan sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về những ý nghĩa của cầm - kỳ - thi - họa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Cầm kỳ thi họa là câu thành ngữ gốc Hán. Được Tôn Quang Hiến (thời nhà Tống) ghi trong quyển 5 của tác phẩm “Bắc mộng tỏa ngôn”. Nguyên mẫu là “cầm - kỳ - thư - họa”, tức đàn - cờ - thư pháp - vẽ tranh. Khi du nhập văn hóa phương Đông vào Việt Nam có ít nhiều sự thay đổi. “Thư” được đổi thành “thi” để phù hợp với văn hóa chữ viết của dân tộc. Thể hiện vẻ đẹp tài năng chuẩn mực trong quan niệm thẩm mĩ phong kiến. Gồm đánh đàn (cầm), chơi cờ (kỳ), thơ ca (thi) và vẽ tranh (họa).
Hình ảnh: Cầm kỳ thi họa - vẻ đẹp chuẩn hình mẫu trong xã hội cũ.
Trước đây, tứ tài được dùng để chỉ một bộ phận những người bán tài nghệ trong xã hội. Dùng chính tài năng của mình để mưu sinh, chấp nhận bán nghệ chứ không bán thân. Bên cạnh đó, đây cũng được xem là biểu tượng cho vẻ đẹp tri thức và tài năng của những người con gái, người quân tử có xuất thân cao quý. Sống theo gia giáo, nền nếp, thể hiện địa vị, làm rạng rỡ gia môn.
Nhạc điệu của người dân đất Việt có những ảnh hưởng sâu sắc từ dòng âm nhạc Trung Hoa. Gồm dòng âm nhạc cung đình hướng tới sự độc đáo khác biệt phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí trong triều đình. Cùng với dòng âm nhạc dân gian phục vụ nhu cầu giải trí của đông đảo nhân dân.
Từ ngàn xưa, khi các công cụ tạo âm sắc chưa phát triển thì đàn được xem như một vật có khả năng kỳ diệu. Tạo ra thanh âm, sắc điệu bởi sự kết hợp âm sắc thăng trầm của giai điệu và kỹ năng của người chơi đàn.
Hình ảnh: Chơi đàn - một trong tứ tài cầm kỳ thi họa.
Để đạt được khả năng chơi đàn xuất chúng không chỉ là quá trình khổ luyện vất vả. Mà còn nằm ở cách cảm thụ và sự khéo léo truyền tải qua từng ngón đàn. Vậy nên theo quan niệm trong xã hội cũ, những người chơi đàn là những người tài giỏi, khéo léo. Có đức tính chăm chỉ, kiên trì. Là những người tạo ra nhạc điệu, màu sắc, thanh âm cho cuộc sống.
Đánh cờ là hoạt động xuất hiện từ rất lâu trước đây. Đòi hỏi người chơi thực hiện các nước cờ thông minh từ sự tính toán, nhìn nhận sáng suốt và đưa ra các nước đi đúng đắn.
Để chơi cờ, người chơi cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về bàn cờ, hình thức quân, luật chơi, chiến thuật và khả năng ứng phó nhạy bén.
Hình ảnh: Chơi cờ - vẻ đẹp trí tuệ của người tài.
Ở những người chơi cờ cần có sự thận trọng, điềm tĩnh, thông minh trong mọi trường hợp. Theo quan niệm cũ, cờ là một trò chơi trí tuệ mang tính tập thể. Vì vậy biết chơi cờ là một trong những yêu cầu quan trọng với những người tri thức, danh giá trong xã hội.
Thơ ca mang bản sắc riêng khi được khởi tạo bằng ngôn ngữ, chữ viết riêng của mỗi dân tộc. Trong quan niệm ngày trước, những người làm thơ phú thường là những người “có học”. Thuộc tầng lớp trí thức, có tâm hồn thanh cao và phong thái đạo mạo, tài giỏi hơn người.
Hình ảnh: Đọc sách, làm thơ - vẻ đẹp tứ tài của tầng lớp trí thức.
Hội họa không chỉ là hình thức thể hiện tài năng và sự khéo léo của mỗi người. Mà còn là cách thể hiện góc nhìn và cảm nhận sâu sắc, đa dạng về cuộc sống. Bộc lộ tâm hồn và khả năng thẩm mỹ độc đáo.
Người họa nên tranh không chỉ phải sử dụng ngòi bút khéo léo, pha trộn sắc màu. Mà còn phải tinh tế trong cách thổi hồn cho những hình họa vô tri.
Trong quan niệm xã hội cũ, cầm - kỳ - thi - họa là bốn thú vui của những gia đình quyền quý. Được lấy làm thước đo cho vẻ đẹp tài năng và sự dày công trau dồi văn hóa, nghệ thuật của con người.
Bốn thú vui này cũng được coi là các kỹ năng tu thân mà các nhà trí thức, những người có xuất thân quyền quý nhất định phải thành thạo. Thể hiện phẩm giá và vị thế trong xã hội đương thời.
Ngày nay, khi xã hội phát triển cầm - kỳ -thi - họa không còn được dùng như một quy chuẩn của xã hội. Thay vào đó, hình mẫu này được đưa vào sử dụng nhiều trong trang trí, trưng bày như một biểu tượng của thẩm mỹ. Thể hiện sự trân trọng nếp văn hóa lâu đời, đồng thời cũng tạo nên sự khác biệt cho phong cách trang trí cổ điển.
Hình ảnh: Vật phẩm trưng bày cầm kỳ thi họa.
Trưng bày các vật phẩm hoa văn cầm, kỳ, thi, họa không chỉ là một cách đặc biệt tạo nên sự độc đáo trong thẩm mỹ và phong cách sống. Mà còn có tác dụng trong việc hiểu văn hóa và thực hiện tu dưỡng phẩm chất tốt đẹp cho mỗi người.
Trên đây là những chia sẻ của Gốm Sứ Long Loan về ý nghĩa của cầm - kỳ - thi - họa trong văn hóa đời sống. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với Quý bạn và gia đình! Giúp bạn có thêm cái nhìn sâu sắc hơn về một góc văn hóa dân tộc.
Link nội dung: http://lichamtot.com/cam-ky-thi-hoa-y-nghia-tu-tai-trong-doi-song-van-hoa-a18984.html