Trẻ trâu Nhật Bản và nét văn hóa tội phạm đặc sắc

Phong cách “trẻ trâu” xứ Nhật

Yankii được nhận biết qua phong cách ăn mặc nổi bật như thường hay diện trang phục “cool ngầu” thời thượng, theo mốt mỗi thời.

Hồi những năm 1970 thì Yankii khoác áo vạt dài với quần cạp cao, đến thập niên 80 đổi sang kiểu áo vạt ngắn có hàng cúc, quần ống rộng cạp cao, từ năm 1995 trở đi là kiểu trang phục với áo Jacket ngắn và quần ống rộng nhưng không trông quá thùng thình.

Kiểu tóc đặc trưng của Yankii.
Ảnh: tohoweb

Hội “đầu gấu trẻ trâu” để các kiểu tóc Punch perm (tóc uốn cụp) hay Pompadour cá tính, ngày nay các anh dân chơi hay để kiểu mullet, cạo sát hai bên hoặc nhiều kiểu khác sao cho “thật nổi bần bật” giữa đám đông là được. Màu tóc thì nhuộm kiểu bắt mắt, vàng, cam hay đỏ là những màu được hội thanh niên bất hảo ưa chuộng nhất.

Yankii thường có thói quen ngồi xổm và bạ đâu ngồi đó, hay nghe nhạc gangsta-rap tiếng Nhật, miệng thì phì phèo khói thuốc, chửi bậy, đi xe mô tô phân khối lớn. Các anh em thường hay tụ tập lại thành đám đông và chơi với nhau, hội nhóm sẽ ghép thành băng đảng và có người đứng đầu lãnh đạo gọi là “đại ca”.

Yankii thời xưa được cho là có những quy tắc riêng. Yankii thời xưa được cho là có những quy tắc riêng. Ảnh: midulcebebe

Nhiều người cho rằng Yankii sẽ trở thành thành viên Yakuza trong tương lai. Tuy nhiên trong thực tế điều này không đúng hoàn toàn, có kẻ sẽ thành dân giang hồ nhưng cũng có người sẽ “hoàn lương”, biết suy nghĩ chín chắn hơn và chọn cách sống tử tế, mong muốn thành một công dân tốt.

Khi lớn lên vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 90, đàn ông Yankii đa phần làm nghề xây dựng và phụ nữ tuổi teen sẽ có con rồi bỏ học cấp ba, cả hai khuôn mẫu này vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Những bà mẹ trẻ Yankii - Yan mama - thường bị các nhóm mẹ khác kì thị và phải vật lộn để hòa nhập với vai trò làm cha mẹ. Do đó, vào đầu những năm 1990 các tạp chí phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của các gia đình Yankii, bắt đầu xuất hiện, giúp gắn kết cộng đồng các bà mẹ trẻ bị cô lập về mặt xã hội.

Bosozoku- băng đảng mê đua xe cũng là một phần của văn hóa Yankii. Ảnh: Nippon

Yankii có lối sống phá cách, đi ngược lại với chuẩn mực, quy tắc xã hội chung. Nhưng cách sống và quan niệm, hành động của Yankii mỗi thời một khác.

Thuở xưa thì đầu gấu học đường có phương châm hoạt động là: không ức hiếp kẻ yếu; không làm phiền đến những người không liên quan đến cuộc đấu giữa các phe phái; anh em trong hội có mâu thuẫn sẽ tự làm hòa; giải quyết vấn đề riêng không làm ảnh hưởng đến danh tiếng của băng đảng.

Nhóm nữ Bosozoku yankii. Nhóm nữ Bosozoku yankii. Ảnh: Medium

Còn thời nay thì lại khác, đa số các bạn “trẻ trâu” hiếu thắng hơn khi chuyên gây sự với tất cả, tự xem bản thân mình là nhất, có sở thích kêu bè kết phái, gây sự, đánh nhau, dấy lên vấn nạn bạo lực học đường và bạo lực mạng trên không gian internet.

Trong văn hóa Yankii còn có sự xuất hiện của Bosozoku và Sukeban. Bosozoku là hội “đầu gấu” mê xế hộp thường dùng xe moto phân khối lớn từ 250 - 400cc được trang trí rực rỡ, mặc trang phục là áo khoác dài hoặc jumpsuit cùng ký tự kanji ở sau lưng và hội hay tổ chức các cuộc đua xe đường phố rầm rộ. Còn Sukeban là hội gồm các “chị đại” học đường, những cô gái gai góc, cá tính từng oanh tạc chốn giang hồ xứ Nhật đầu thập niên 90.

Link nội dung: http://lichamtot.com/tre-trau-nhat-ban-va-net-van-hoa-toi-pham-dac-sac-kilala-a18809.html