- Dĩa huông là gì?
- Dĩa huông trên Facebook là gì?
- Nguồn gốc từ dĩa huông
- Nghĩa gốc của từ dĩa huông
- Dĩa huông và dễ thương có khác nhau không?
- Vì sao chúng ta thấy vật gì đó dĩa huông?
- Một số cách biến đổi ngôn ngữ của gen Z
- Các trường hợp dùng từ ngữ gen Z
- Một số hình ảnh dĩa huông
Cuộc sống phát triển đem đến cho con người càng nhiều sự lựa chọn, giới trẻ hiện nay ngoài chọn cho mình những thú vui giải trí thú vị, thì vốn từ của giới trẻ cũng trở nên phong phú và độc đáo. Mời các bạn cùng tìm hiểu dĩa huông - cụm từ đang 'hót hòn họt' hiện nay - là gì?
1. Dĩa huông là gì?
Bạn đã nghe qua hoặc thấy ở đâu đó từ dĩa huông? Có phải bạn sẽ dừng khoảng là 2 giây để ngẫm nghĩ xem thực ra nó có nghĩa là gì?
Dĩa huông là cách nói trại lại giọng của các bạn nữ khi nói chuyện. Bằng việc biến âm “ê” thành âm “ia”, phụ âm “th” biến thành “h”, vần “ương” thành “uông” thì ta đã cho ra một cách nói dí dỏm cũng không kém phần dễ thương rồi.
Ngoài cách nói này ra, còn có thể biếu tấu khác một chút nữa như: “dễ xương” “cute”... nhưng cũng cùng một nghĩa như trên. Các từ này hiện tại được giới trẻ dùng rất nhiều trên Facebook, trong các dòng trạng thái nhí nhảnh, đáng yêu.
2. Dĩa huông trên Facebook là gì?
2.1 Nguồn gốc từ dĩa huông
Mặc dù mới nổi lại gần đây nhưng thực chất từ dĩa huông đã xuất hiện vào năm 2020 ở bài của Fanpage Lá Trà Màu Xanh như hình bên dưới.
Ban đầu cụm từ dĩa huông chỉ phổ biến ở các web thú cưng, dùng để khen yêu các “bé cưng”. Sau đó cách dùng này được phổ biến trên mạng xã hội khi gen Z ngày càng có xu hướng bẻ giọng trên các bài viết. Hiện tại, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp “từ vựng” mới mẻ này trong các dòng tin nhắn và các dòng trạng thái sinh hoạt hằng ngày của các bạn trẻ.
Nhưng cũng có một số trường hợp, dĩa huông còn được dùng để chỉ những “vật thể” không mấy đáng yêu cho lắm…
2.2 Nghĩa gốc của từ dĩa huông
Sự dễ thương là một thuật ngữ mang tính chủ quan mô tả một dạng hấp dẫn thể chất liên quan tới sự trẻ trung và bề ngoài. Dễ thương có thể được dùng cho gương mặt, giọng nói hay thậm chí cả tính cách. Ví dụ như “mình thích nhân vật đó, bởi ngoại hình của cô ấy rất dễ thương”, “giọng nói của cô ấy thật dễ thương”...
3. Dĩa huông và dễ thương có khác nhau không?
Thật ra hai từ này vốn là một, nhưng tùy trường hợp mà các bạn trẻ lại chọn cho mình một cách sử dụng khác nhau. Tuy nhiên có thể thấy, dĩa huông sẽ được dùng phổ biến hơn ở thế hệ các bạn gen Z. Cách dùng này khiến các status trở nên nhí nhảnh và tinh nghịch hơn. Ngoài ra, từ dĩa huông thường được các bạn gái sử dụng khi nũng nịu với bạn trai. Ví dụ như: “Anh thấy hôm nay em mặc bộ váy này có dĩa huông khum?”.
Cách nói chuyện như vậy thường phổ biến ở dạng chữ viết hơn là trong cuộc sống hằng ngày. Nếu sử dụng cách nói lớ lớ như vậy ngoài thực tế đôi lúc có thể gây phản cảm. Tất nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt như lúc đi chơi với bạn thân hoặc người yêu.
4. Vì sao chúng ta thấy vật gì đó dĩa huông?
Đã bao giờ bạn gặp tình huống khi nhìn một ai đó, đặc biệt là em bé nhỏ hoặc những con vật nhỏ dễ thương đến nỗi chỉ muốn chạy lại cưng nựng chưa? Trong tâm lý học có một thuật ngữ để giải thích tình trạng đó gọi là “gây hấn dễ thương”.
“Gây hấn dễ thương” là một khái niệm khoa học và hình mẫu phân tích trong tập tính học, được Konrad Lorenz lần đầu giới thiệu. Trong đó chỉ ra rằng, cơ mặt và một số đặc điểm trên khuôn mặt cũng như cơ thể sẽ kích hoạt thần kinh xúc giác của người đối diện, thôi thúc các tế bào cảm xúc muốn yêu thương và chăm sóc cho.
5. Một số cách biến đổi ngôn ngữ của gen Z
Sự biến đổi làm chúng ta cảm thấy thú vị hơn khi tiếp xúc với ngôn ngữ cũng như trò chuyện, vậy hãy cùng nhau tìm hiểu một số cách biến đổi phổ biến hiện nay.
- Tận dụng các yếu tố đồng âm của chữ Quốc ngữ để xáo trộn quy tắc chính tả: chầm kẽm, pùn pả...
- Tận dụng những biến thể của phương ngữ địa lý: đau bịnh, dui dẻ...
- Dùng các phương ngữ xã hội như tiếng lóng, tiếng bồi, cách nói nũng nịu của trẻ con. Từ dĩa huông đang sử dụng quy tắc này. Ngoài ra còn có: Hoy đi mò, hông cóa chi…
- Dùng chữ cái không được công nhận trong bảng chữ cái Quốc ngữ: Wá xá đã, zui zẻ…
- Ngoài ra thì còn có một cách viết khác được biết đến với tên gọi là “teencode”: ch4`0 mu`ng c4'c |34n (Chào mừng các bạn)...
Và còn rất nhiều kiểu viết khác như viết telex không dấu, viết VNI…
6. Các trường hợp dùng từ ngữ gen Z
Chúng ta quy ước gọi chung các từ đã được biến đổi thành “Từ ngữ gen Z”, và sau đây là một số trường hợp dùng “Từ ngữ gen Z”:
- Các bài đăng cá nhân của bản thân
- Trong khi trò chuyện với bạn thân
- Đăng bài trong hội nhóm mà các thành viên ở độ tuổi phù hợp
- Trong các tình huống để gây cười hoặc có dụng ý nhất định
7. Một số hình ảnh dĩa huông
Hy vọng, bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn nghĩa của từ dĩa huông trên Facebook nói riêng và các nền tảng mạng xã hội nói chung.
Xét về mặt tiếng Việt, việc sử dụng từ biến đổi đôi lúc làm đa dạng màu sắc, ngữ nghĩa và sắc thái biểu đạt của từ vựng. Nhưng nếu lạm dụng nó sẽ gây ám ảnh và mất đi nét đẹp vốn có cũng như sự trong sáng của tiếng Việt.
Vậy nên, những chữ được bẻ âm, trại âm thường phổ biến hơn ở giới trẻ. Hãy để cách biến đổi này làm cho cuộc trò chuyện của bạn trở nên dĩa huông hơn nhưng đừng quá lạm dụng ! “Dui hoy, đừng dui wá!”
Nguồn ảnh: Internet