GBC - tử thần âm thầm, là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của mèo. Tuy nhiên chưa nhiều người biết đến căn bệnh này, bài viết này của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp câu hỏi GBC là gì và cung cấp cho độc giả những thông tin chi tiết về căn bệnh giảm bạch cầu ở loài mèo.
GBC hay còn gọi là bệnh giảm bạch cầu do virus ở mèo, là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây lan cao và gây tử vong cao cho mèo. Bệnh do virus Feline Parvovirus (FPV) gây ra, tấn công hệ thống miễn dịch của mèo, khiến số lượng bạch cầu giảm sút nghiêm trọng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Loại virus này có mặt ở hầu hết khắp nơi, nên hầu như tất cả mèo đều tiếp xúc với virus FPV vào một thời điểm nào đó. Đặc biệt là mèo ốm yếu, mèo con, mèo đang mang thai và mèo chưa được tiêm phòng. Tỷ lệ tử vong khoảng 50 - 90%.
FPV có thể lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp:
Vậy triệu chứng của GBC là gì? Thời gian ủ bệnh khoảng 2 - 3 ngày, có thể kéo dài từ 5 - 7 ngày và GBC được chia thành 4 thể bao gồm thể quá cấp, thể cấp tính, thể ẩn tính và thể thần kinh. Mỗi thể sẽ có những triệu chứng khác nhau mà bạn cần để ý đến.
Thể quá cấp ở bệnh GBC mèo sẽ đau vùng bụng, hạ thân nhiệt hạ, suy nhược nghiêm trọng và có thể chết sau 24 giờ. Chính vì các triệu chứng diễn ra đột ngột và nhanh chóng nên thường bị nhầm với hiện tượng trúng độc.
Thể cấp tính thường có những biểu hiện thường xuất hiện đột ngột và dữ dội, bao gồm:
Thể ẩn tính của bệnh thường biểu hiện nhẹ như sốt nhẹ, ăn ít,... Nếu được điều trị trong giai đoạn này, thì cơ thể mèo sẽ được hình thành miễn dịch lâu dài và thể ẩn tính thường phổ biến ở các con mèo trưởng thành.
Thể thần kinh thường gặp ở mèo con và nguyên nhân chủ yếu là do mèo mẹ bị bệnh trong lúc mang thai. Mèo con đẻ ra thường yếu ớt và tỷ lệ nuôi sống thấp.
Nếu nghi ngờ mèo bị GCB, hãy đưa chúng đến các cơ sở thú y để được các bác sĩ, chuyên gia chẩn đoán chính xác. Để chẩn đoán bệnh này cần dựa vào dịch tễ và đặc điểm triệu chứng của mèo. Ngoài ra cần làm một số những xét nghiệm để khẳng định chẩn đoán và có giá trị trong việc điều trị bệnh.
Một số cận lâm sàng mà mèo của bạn có thể sẽ phải làm đó là:
Mèo khi bị nhiễm virus FPV cần phải được điều trị ngay lập tức vì bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu nên bác sĩ thú y sẽ đưa ra phác đồ để điều trị và dựa theo tình trạng của từng cá thể mèo.
Nếu được điều trị kịp thời, mèo có thể phục hồi sức khỏe và quá trình này sẽ kéo dài khoảng vài tuần. Khả năng tử vong của bệnh GBC là khá cao có thể lên tới 90% đặc biệt là mèo con dưới 6 tháng tuổi, vì vậy khi phát hiện tình trạng mèo có vấn đề về sức khỏe hãy nhanh chóng đưa đến các cơ sở thú y để được chẩn đoán và điều trị.
Giảm bạch cầu là tình trạng nguy hiểm và khó lường, vì thế nên phòng ngừa bệnh cho mèo ngay từ bây giờ là rất quan trọng. Vậy biện pháp phòng ngừa bệnh GBC là gì?
Vắc xin cực kỳ hiệu quả trong việc bảo vệ, đối với mèo con nên được tiêm ngừa trong khoảng 8 - 10 tuần tuổi. Tiêm vắc xin phòng bệnh giảm bạch cầu gồm ba giai đoạn như sau:
Việc thả rông mèo sẽ tăng nguy cơ nhiễm bệnh vì mèo hay kéo bày đàn để vui chơi và tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài. Ngoài bệnh GBC ra thì mèo còn có thể mắc các bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh dại, herpes, nhiễm Chlamydia,...
Giữ gìn nhà cửa, không gian được sạch sẽ, thường xuyên lau dọn nơi ở của mèo để làm giảm mầm bệnh có trong môi trường. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với bất kì động vật nào sẽ giảm thiểu nguy cơ lây bệnh cho mèo của bạn.
Thăm khám thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm và nếu phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm thì bác sĩ thú y sẽ có những biện pháp điều trị hiệu quả, gia tăng tuổi thọ của bé mèo.
Hy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp được câu hỏi GBC là gì của độc giả. GBC là một căn bệnh nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, mèo vẫn có cơ hội hồi phục. Bên cạnh đó thì việc tiêm phòng vắc xin, theo dõi sức khỏe mèo và vệ sinh môi trường sống là vô cùng quan trọng.
Link nội dung: http://lichamtot.com/giai-dap-gbc-la-gi-gbc-nguy-hiem-nhu-the-nao-doi-voi-loai-meo-a18676.html