Thai 36 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm không Cách xử lý khi xuất hiện cơn gò bụng
Gò cứng bụng là hiện tượng mà các mẹ bầu thường gặp trong suốt quá trình mang thai. Đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ, các cơn gò tử cung xuất hiện nhiều hơn khiến bụng mẹ cứng và đôi khi còn bị lệch về một bên. Vậy thai 36 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm không, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Đặc điểm của thai 36 tuần tuổi
Thai nhi ở tuần 36, tức còn khoảng 3 - 4 tuần nữa em bé sẽ chào đời, đây là giai đoạn cuối của thai kỳ. Kích thước thai nhi tại thời điểm này dài khoảng 47 - 47.5 cm tính từ đầu đến gót chân và cân nặng rơi vào khoảng 2.6 hoặc 2.7 kg. Hầu hết các cơ quan của thai nhi đã hoàn thiện, các khuỷu tay khuỷu chân của con cũng đang dần hoàn thiện và cử động linh hoạt hơn. Ngoài ra, tóc của con cũng đã bắt đầu mọc dài, khoảng 5 cm. Móng tay cũng dần phát triển và dài ra. Hệ thống phổi cũng đang dần hoàn thiện.
Trong giai đoạn này, con đã biết nhào lộn, mút ngón tay, biết phân biệt âm thanh và thưởng thức âm nhạc. Bên cạnh đó, con còn biết thưởng thức mùi vị thức ăn, con có thể đi tiểu và tạo phân su trong tuần này.
Thai 36 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm không?
Vì thai nhi đã phát triển có kích cỡ tương đối lớn nên mẹ thường xuyên xuất hiện những cơn gò. Vậy thai 36 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm không? Cùng theo dõi sự phân tích dưới đây để tìm lời giải đáp nhé.
Dấu hiệu thai 36 tuần gò cứng bụng bình thường
Theo các bác sĩ, thai 36 tuần gò cứng bụng do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ. Đôi khi những tác động bên ngoài như xoa bóp bụng bầu hoặc kích thích nhũ hoa cũng khiến tử cung tăng co bóp, từ đó xuất hiện những cơn gò. Tuy nhiên, cơn gò sinh lý ở tuần thứ 36 sẽ khác với những con gò chuyển dạ sinh non như:
Cơn gò xuất hiện với mức độ nhẹ, thường hết sau khoảng 1 phút, diễn ra vài lần trong ngày và không có chu kỳ cố định.
Cơn gò chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, không gây đau đớn.
Cơn gò thường xuất hiện khi thai nhi cử động, xoa bụng bầu hoặc khi mẹ quan hệ tình dục.
Mức độ co cứng của cơn gò không làm mở cổ tử cung, không thay đổi theo thời gian.
Cơn gò thường tập trung tại vùng bụng dưới.
Cơn gò xuất hiện khi mẹ bầu bị suy nhược, thiếu nước hoặc khi đứng quá lâu.
Dấu hiệu thai 36 tuần gò cứng bụng bất thường
Vì trong giai đoạn cuối thai kỳ vì vậy những cơn gò bụng cũng có thể là dấu hiệu tình trạng chuyển dạ sinh non mà các mẹ cần lưu ý. Khác với cơn gò sinh lý bình thường, cơn gò chuyển dạ sinh non có những đặc điểm như sau:
Cơn gò chuyển dạ sinh non có đặc điểm gần giống với cơn đau bụng kinh, nhưng mức độ đau nặng hơn.
Bên cạnh cơn gò còn xuất hiện những cơn co thắt với cường độ tăng dần, không thuyên giảm khi vận động hoặc thay đổi tư thế.
Vùng âm đạo của người mẹ xuất hiện dịch nhầy màu hồng kèm theo hiện tượng vỡ ối.
Cơn gò gây đau âm ỉ, cường độ tăng dần từ vùng lưng dưới rồi lan lên vùng bụng trước, một số trường hợp đau cả 2 bên mạn sườn và bắp đùi.
Cơn gò thường kéo dài khoảng 1 giờ trước khi sinh, chu kỳ khoảng 10 - 12 phút/cơn gò.
Vì vậy, thai 36 tuần gò cứng bụng là hiện tượng hết sức bình thường, tuy nhiên nếu cơn gò xuất hiện có những biểu hiện như trên thì mẹ bầu phải đến ngay bệnh viện để khám và kiểm tra.
Một số cách xử lý khi xuất hiện cơn gò mà mẹ bầu cần biết
Để đảm bảo an toàn sức khỏe mẹ bầu cũng như thai nhi, mẹ bầu nên có một số biện pháp xử lý khi xuất hiện cơn gò cần lưu ý như:
Ghi chép và theo dõi cơn gò mỗi ngày: Điều này là hết sức cần thiết bởi cơn gò sinh lý không xuất hiện đều mỗi ngày mà chỉ xuất hiện khi mẹ bầu thay đổi tâm lý hoặc thể chất. Ngược lại, cơn gò chuyển dạ thì thường xuyên xuất hiện vào những ngày gần sinh với cường độ mạnh mỗi ngày.
Uống nước ấm: Nước ấm có tác dụng giúp các mạch máu vùng tử cung giãn nở, lưu thông dễ dàng, giảm đau rất tốt. Khi xuất hiện cơn gò, mẹ có thể uống 1 ly nước ấm và nằm nghỉ ngơi, hầu như cơn gò sẽ thuyên giảm đáng kể.
Vận động nhẹ nhàng như tập yoga: Luyện tập yoga được coi là bài tập vận động nhẹ nhàng tốt cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi tập mẹ cần lựa chọn bài nhẹ nhàng, đơn giản, tránh tập các tư thế giữ thăng bằng.
Đi bộ: Mẹ bầu nên đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày, đi khoảng 3 - 4 lần/tuần. Vận động nhẹ nhàng giúp mẹ bầu giảm nguy cơ đối mặt với tình trạng táo bón, bệnh tim mạch, giảm căng thẳng và tăng khả năng sinh thường.
Ngồi yên không vận động hoặc nằm nghiêng: Khi xuất hiện cơn gò, mẹ nên ngồi yên hoặc nằm nghiêng giúp tử cung thư giãn, giảm sức nặng lên vùng bụng dưới.
Trên đây là toàn bộ phân tích của chúng tôi gửi đến bạn về vấn đề thai 36 tuần gò cứng bụng cũng như hướng dẫn cách xử lý khi xuất hiện cơn gò. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Xem thêm:Thai 34 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu bất thường không?