Ý nghĩa các màu áo công an cách phân biệt các lực lượng công an

Tại Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào, đồng phục công an là một sản phẩm cần thiết đối với lực lượng công an khi làm việc. Tuy nhiên màu áo công an có mấy màu, đại diện cho những lực lượng nào thì không phải ai cũng biết.

Ngoài những đồng phục thường thấy ở trong công ty, trong trường học thì ở bất cứ quốc gia nào cũng có những sản phẩm đồng phục được thiết kế theo luật định, chuẩn xác trong từng chi tiết. Một trong những dạng đồng phục quy chuẩn thường thấy đó chính là đồng phục công an nhân dân, người làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an ninh quốc gia. Tuy nhiên có thể thấy được rằng ở mỗi nơi sẽ có những lực lượng công an mang màu áo khác nhau, vậy màu áo công an có mấy màu và đại diện cho những công việc mang tính chất như thế nào, hãy cùng Đồng phục Song Phú tìm hiểu nhé.

1. Ý nghĩa của lực lượng công an nhân dân

Công an nhân dân là một lực lượng vũ trang quan trọng của mỗi quốc gia, làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn cho xã hội. Công an nhân dân hiện được phân thành rất nhiều loại với những trang phục khác nhau, vì vậy có nhiều người đến nay vẫn chưa hiểu và nắm rõ được chuyên môn của từng lực lượng sau màu áo họ mặc.

Công an nhân dân là một lực lượng vũ trang quan trọng của mỗi quốc gia

Công an nhân dân là một lực lượng vũ trang quan trọng của mỗi quốc gia

2. Ý nghĩa các màu áo công an

2.1. Công an giao thông

Công an giao thông hay còn gọi là cảnh sát giao thông là lực lượng dễ thấy và phổ biến nhất trong cuộc sống hiện nay. Chúng ta thường nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông mặc đồng phục màu vàng được dán logo CSGT đứng điều khiển giao thông. Đây là lực lượng thuộc thẩm quyền của Lực lượng Công an Nhân dân và Bộ giao thông Vận tải.

Cảnh sát giao thông mặc đồng phục màu vàng được dán logo CSGT

Cảnh sát giao thông mặc đồng phục màu vàng được dán logo CSGT

Từ thời xa xưa công an giao thông đã thường nổi bật trên đường phố với màu áo vàng của đồng lúa chín. Cho đến nay, trang phục công an giao thông đã có nhiều sự thay đổi nhưng màu áo vàng tươi sáng ngày nào vẫn được giữ nguyên, đi khắp mọi nẻo đường của đất nước. Màu vàng cũng là một gam màu nổi bật, dễ phân biệt lực lượng công an giao thông với người đi đường, để công an giao thông có thể thực hiện nhiệm vụ được tốt nhất.

2.2. Lực lượng công an

Lực lượng công an là lực lượng lớn nhất trong nhóm công an, thường là các sĩ quan mặc đồng phục màu xanh lá mạ, cầu vai đỏ. Lực lượng công an thường làm việc trực tiếp với quần chúng nhân dân ở các cấp hành chính tại phường - quận - thành phố.

Ý nghĩa các màu áo công an cách phân biệt các lực lượng công an

Lực lượng công an trong trang phục màu xanh lá mạ

2.3. Cảnh sát cơ động

Cảnh sát cơ động là một lực lượng được bổ sung cho lực lượng cảnh sát Việt Nam, được thành lập với mục đích ứng phó với tình hình tội phạm ngày càng phức tạp và gia tăng. Cảnh sát cơ động thường mặc đồng phục màu đen, mũ bảo hiểm CSCĐ, áo giáp chống đạn, súng trường, khiên chống bạo động.

Cảnh sát cơ động thường tham dự vào các dự án nhạy cảm, các cuộc tấn công khủng bố. Cảnh sát cơ động cũng là lực lượng duy nhất có thẩm quyền thực hiện kiểm tra tại chỗ các vật phẩm trên cá nhân mà không cần lệnh.

Ý nghĩa các màu áo công an cách phân biệt các lực lượng công an

Cảnh sát cơ động thường mặc đồng phục màu đen

2.4. Những lực lượng hỗ trợ an ninh khác

Một số lực lượng hỗ trợ an ninh khác dễ gặp nhất trong đời sống hiện nay đó chính là thanh niên tình nguyện mặc đồng phục màu xanh lá cây, thường hỗ trợ trong nhiệm vụ sắp xếp giao thông cho xe cộ và con người. Ngoài ra ở nước ta hiện nay có rất nhiều lực lượng hỗ trợ an ninh khác, có những mẫu đồng phục chuyên dụng khác nhau.

Dù màu áo công an khác nhau nhưng nhiệm vụ chung của lực lượng công an vẫn làm hằng ngày đó chính làm mong muốn đảm bảo trật tự an ninh dân tộc. Dù cho bạn có thấy màu áo nào trên đường cũng hãy dành cho họ một sự tôn trọng, hết mực chấp hành bạn nhé!

 [Xem thêm] Ý nghĩa của đồng phục

Link nội dung: http://lichamtot.com/y-nghia-cac-mau-ao-cong-an-cach-phan-biet-cac-luc-luong-cong-an-a18122.html