Người xưa cho rằng con người được tạo nên từ ba hồn và bảy phách nên khi con người chết đi, hôn sếu bay, phách sẽ tán. Về sau, hồn và phách được gọi chung là linh hồn, hồn bay phách tán lại trở thành linh hồn rời khỏi thể xác để bước vào cõi địa ngục.
Ba hồn bảy phách
Như đã trình bày ở phần trên, người xưa cho rằng con người được tạo thành từ dương khí và âm khí, dương khí là hồn còn âm khí là phách. Như vậy, cũng có thể hiểu rằng mỗi con người đều do hồn và phách cấu tạo nên. Mỗi người đều có ba hồn và bảy phách. Bả hồn này bao gồm thiên hồn, địa hồn và mệnh hồn. Bảy phách gồm có phách thiên xung, phách linh tuệ, phách khí, phách lực, phách trong khu, phách tinh và phách anh. Vì hồn và phách có thể phân định được thành âm và dương nên ba hồn và bảy phách cũng có thể phân định được thành âm và dương. Trong ba hồn thí thiên hồn là dương, địa hồn là âm, mệnh hồn là dương.
Trong bảy phách thì phách thiên xung và phách linh tuệ là dương, được gọi chung là thiên phách; phách khí, phách lực, phách trung khu là âm nên được gọi chung là nhân phách; phách tinh và phách anh là âm, được gọi chung là địa phách. Trong Ba hồn, thiên hồn và địa hồn thường xuyên ở bên ngoài thân thể con người, mệnh hồn lại luôn tồn tại bên trong thân thể con người. Bảy phách âm dương tương ứng,không bao giờ tách rời nhau, luôn tồn tại trên cơ thể. Bảy phách của con người mệnh hồn cai quản. Mệnh hồn còn được gọi là nhân hồn hoặc sắc hồn. Mạng sống của con người chính là do mệnh hồn nhập thai mà thành. Sau khi mệnh hồn nhập thai sẽ mang năng lượng phân bố vào bảy luân xa của hệ thống kinh mạch trên cơ thể con người, hình thành nên bảy phách. Mệnh hồn quản tư tưởng và trí tuệ của con người thông qua phách thiên xung và phách linh tuệ; quản hành động của con người thông quan phách khí, phách lực và phách trong khu; quản thân thể của con người thông qua phách tinh và phách anh. Phách trung khu là phách quan trọng nhất trong số bảy phách và được gọi là mệnh phách. Mối quan hệ giữa mệnh phách và mệnh hồn là mật thiết nhất, cùng cai quản toàn bộ hoạt động sống của mỗi người.
Hành trình của linh hồn
Hồn lìa khỏi xác
Khi con người vào phút lâm chung, ba hồn và bảy phách sẽ bắt đầu tách khỏi cơ thể. Đây cũng chính là lúc mà mọi người thường gọi là hồn bay phách tán.Sau khi con người chết đi, bảy phách cũng dẫn tiêu tán, ba hồn cũng bay dần đi,cuộc sống trần gian chấm hết tại đó. Vì ba hồn cai quản tinh thần của mỗi người nên khi hôn ra đi cũng như hơi thở, không hình không bóng, người bình thường khó mà nhìn thấy được. Phách cai quản phần hình thể của mỗi người; theo truyền thuyết, phải rất lâu sau khi con người qua đời, các phách mới rời đi và đôi lúc còn xuất hiện hiện tượng xác chết đột ngột bật dậy (ma quỷ nhập tràng). Như những phẩn trên đã nói, lúc ban đầu, mọi người cho rằng ba hòn thuộc về dương khí nên sau khi con người chết đi, ba hồn sẽ bay về trời; bảy phách thuộc về âm khí nên sau đó sẽ sẽ tan ra và đi xuống dưới đất. Tuy nhiên, sau khi có khái niệm về địa phủ Thái Sơn, mọi người lại cho rằng sau khi một người chết đi, ba hồn sẽ đi về núi Lương Phụ, bảy phách sẽ đi về núi Cao Lý. Sau này, hồn và phách được gọi chung là linh hồn. Theo nguyên lý sau khi con người chết thì hồn bay phách tán, mọi người cho rằng khi con người chết cũng là lúc linh hồn lìa khỏi thân xác. Linh hồn không bị tiêu vong theo cái chết của con người mà sẽ đi về địa ngục, chịu sự tra xét của Diêm Vương sau đó lại được đầu thai trở về nhân gian.
Người xưa cho rằng, linh hồn và thân thể là tách rời nhau. Khi con người còn sống, linh hồn tồn tại bên trong cơ thể nhưng khi con người chết đi, thân thể tiêu vong, linh hồn sẽ rời khỏi thân thể để xuống địa ngục, chịu sự tra hỏi của Diêm Vương và sau đó sẽ được đầu thai chuyển kiếp để trở lại cuộc sống nơi trần thế.
Tìm hiểu một phiên bản địa ngục khác ở Âm gian:
- 18 tầng địa ngục: Phiên bản địa ngục khác ở âm gian theo Phật giáo
- Sau khi chết, quan thanh liêm sẽ trở thành Diêm Vương
- Thập Điện Diêm Vương là ai? Địa ngục cuối cùng của Đạo giáo
- Linh hồn đến gặp Thổ Địa