Giải đáp Phô mai không nên ăn với gì

Sử dụng phô mai và các món ăn từ phô mai có nhiều tác dụng tốt như: Phát triển chiều cao, phòng ngừa sâu răng, bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe… Đồng thời hỗ trợ chuyển hóa năng lượng đến từ thực phẩm khác đến với cơ thể nhanh hơn.

Thành phần dinh dưỡng trong phô mai

Trước khi tìm hiểu phô mai không nên ăn với gì, cùng điểm qua thành phần dinh dưỡng của loại thực phẩm này nhé.

  • Giàu chất đạm: Hàm lượng chất đạm trong phô mai chiếm đến 25% tổng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Do đó, việc ăn phô mai sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng đạm lớn không kém gì các loại thực phẩm như: Thịt, trứng, cá…
  • Giàu chất béo và năng lượng: Thực phẩm từ sữa luôn là nguồn dinh dưỡng chứa đầy đủ chất béo và phô mai cũng vậy. Tỷ lệ chất béo trên 1g phô mai là 21,3%. Nếu mỗi ngày bạn chỉ ăn 1 - 2 viên phô mai tương đương 3.2 - 6.4g chất béo không hề gây tăng cân, béo phì hay ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Giàu canxi: Phô mai sẽ bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe xương và cải thiện chiều cao nhất là với trẻ nhỏ. Cứ 100g phô mai chứa đến 760mg canxi trong khi hàm lượng này ở sữa bò tươi chỉ có 120mg.
  • Chứa nhiều các chất dinh dưỡng khác: Thành phần của phô mai còn có nhiều chất dinh dưỡng như: Vitamin A, B2, B12, D3, K2… và các khoáng chất khác (Acid Folic, photpho, kẽm…). Đây đều là các dưỡng chất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
  • Natri: Đa số các loại phô mai còn có chứa hàm lượng natri cao (khoảng 300 - 450 mg trên mỗi khẩu phần). Nhờ đó có tác dụng giữ ẩm và ngăn vi khuẩn phát triển quá mức.

Giải đáp: Phô mai không nên ăn với gì?

Phô mai là sản phẩm từ sữa chứa nhiều vitamin và khoáng chất

Phô mai không nên ăn với gì?

Phô mai không nên ăn với gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm nhất là các mẹ bỉm sữa có con trong lứa tuổi ăn dặm. Dưới đây là các thực phẩm bạn nên tránh kết hợp cùng phô mai trong bữa ăn hàng ngày.

Cua, lươn

Như đã nói ở trên, bản thân phô mai đã rất giàu đạm và năng lượng. Do đó, nếu nấu chung phô mai với cua sẽ làm cho lượng protein cũng như năng lượng dư thừa nhiều hơn. Đặc biệt, trẻ nhỏ, người già sẽ khó tiêu hóa hơn và gây tình trạng đầy bụng, khó chịu. Đồng thời khi nấu chung với phô mai chúng ta sẽ không cảm nhận được mùi vị ngon đặc biệt của cua trong món ăn nữa.

Tương tự như thịt cua, lươn cũng là thực phẩm rất giàu chất đạm. Do đó, các món ăn kết hợp lươn cùng phô mai cũng gây hiện tượng đầy bụng, khó tiêu cho người sử dụng.

Mồng tơi

Rau mồng tơi có vị khác lạ nhất đối với các bé nhỏ. Khi kết hợp cùng phô mai, nó sẽ tạo lên một món ăn có mùi và hương vị rất khó chịu. Điều này làm trẻ chán ghét và không muốn ăn.

Rau dền

Một loại rau khác cũng cần tránh kết hợp với phô mai là rau dền. Các món ăn vừa có rau dền vừa có phô mai rất dễ làm trẻ nhỏ bị đau bụng, mùi vị cũng không có sức hấp dẫn với trẻ nhỏ.

Những thực phẩm trên đây chính là giải đáp cho câu hỏi phô mai không nên ăn với gì bạn cần lưu ý. Phô mai khi dùng chung với các thực phẩm này không những làm người dùng khó tiêu, đầy bụng mà còn làm mất mùi vị của các món ăn đó.

Giải đáp: Phô mai không nên ăn với gì?

Không nên ăn phô mai với rau dền vì sẽ gây ra đau bụng

Các thực phẩm nên kết hợp với phô mai

Sau khi biết phô mai không nên ăn với gì, cùng tìm hiểu thêm các thực phẩm nên ăn với phô mai vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe ngay dưới đây:

  • Bí đỏ: Bí đỏ được xem là thực phẩm vàng nhờ thành phần chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: Canxi, natri, kali. Với trẻ nhỏ, ăn cháo bí đỏ kết hợp phô mai sẽ giúp tăng hấp thu, tăng cường hệ miễn dịch, sáng mắt.
  • Chuối: Trong chuối không chỉ chứa đến 6 vitamin và 11 loại khoáng chất mà còn có đủ 8 loại acid amin thiết yếu cơ thể người không tự tạo ra được. Chuối kết hợp với phô mai sẽ là bữa phụ ngon miệng tuyệt vời cho bé yêu nhà bạn.
  • Bông cải xanh: Các món súp hoặc cháo có sự kết hợp bông cải xanh và phô mai không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng mà còn bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển não bộ, tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa…
  • Cà rốt: Cà rốt giàu beta-carotene - chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển lành mạnh, xây dựng hệ miễn dịch, tốt cho thị giác và có thể chống lão hóa. Do đó, các món cháo cân bằng dinh dưỡng với thịt, cà rốt và phô mai đặc biệt tốt và tăng hấp thu nhất là với trẻ trong độ tuổi ăn dặm.
  • Thịt bò, thịt gà, tôm: Đây đều là những loại thịt có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Ngoài ra, thịt bò giàu chất sắt có tác dụng bổ máu. Tôm giàu canxi, photpho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết. Khi kết hợp những thực phẩm này với phô mai, bạn sẽ có được món ăn vừa thơm ngon lại bổ dưỡng.

Giải đáp: Phô mai không nên ăn với gì?

Nên kết hợp phô mai với thịt bò, thịt gà và tôm để kích thích vị giác

Lưu ý sử dụng phô mai để tốt cho sức khỏe

Khi sử dụng phô mai tốt nhất bạn nên tuân theo những điều dưới đây:

  • Kiểm tra thành phần dinh dưỡng của phô mai để chọn được đúng loại phô mai phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
  • Cân nhắc lượng phô mai sẽ ăn và không nên sử dụng quá nhiều.
  • Nên chọn phô mai tươi vì chúng không những chứa vi khuẩn có lợi cho đường ruột mà còn làm giảm nguy cơ nhiễm trùng ở người bị suy giảm hệ miễn dịch.
  • Hãy lựa chọn những loại phô mai mới và đạt chất lượng từ các cửa hàng chính hãng.
  • Trước khi mua nên kiểm tra kỹ miếng phô mai có tươi không và có được gói kín trong hộp chưa.
  • Bảo quản phô mai ở nhiệt độ lạnh và nên dùng càng sớm càng tốt.

Là chế phẩm từ sữa giàu dinh dưỡng và năng lượng tuy nhiên không phải tất cả loại thực phẩm đều có thể kết hợp với phô mai. Những thông tin hữu ích trên đây chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Phô mai không nên ăn với gì?”. Hãy tìm hiểu kỹ để có thể tận dụng lợi ích của phô mai một cách tốt nhất cho bản thân cũng như các thành viên trong gia đình nhé!

Minh QA

Nguồn tham khảo: hellobacsi.com

Link nội dung: http://lichamtot.com/giai-dap-pho-mai-khong-nen-an-voi-gi-long-chau-a17823.html