Nhiễm virus là hiện tượng mệt mỏi cơ thể, người bị sốt xuất hiện các triệu chứng như sổ mũi, nóng lạnh, ho, đau họng… Bị lạnh run người nhưng không sốt có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi, không có năng lượng làm việc. Các trường hợp sốt thường tự khỏi trong vòng 1 đến 2 tuần. Nếu tình trạng bệnh của bạn diễn biến nặng hơn thì bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Lạnh run người nhưng không sốt còn được hiểu rằng là hiện tượng ớn lạnh. Nó thường xảy ra khi cơ thể đột ngột cảm thấy lạnh, nhất là vào ban đêm khi bạn nổi da gà hay răng run cầm cập và phải đắp nhiều chăn để làm ấm cơ thể.
Không hiếm trường hợp bị lạnh run người nhưng không sốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần theo dõi sát các triệu chứng của tình trạng này để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.
Hạ thân nhiệt, suy giáp, hoặc tác dụng phụ của thuốc là 3 nguyên nhân phổ biến nhất khiến người bệnh lạnh run người nhưng không sốt.
Hạ thân nhiệt là hiện tượng thân nhiệt giảm đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn. Trong tình trạng sức khỏe bình thường, nhiệt độ trung bình của cơ thể con người là khoảng 37 ° C. Bạn có thể bị hạ thân nhiệt nếu nhiệt độ đo được ở vùng nách, trán và bẹn dưới 35 ° C.
Lạnh run người hay rùng mình nhưng không sốt là một dấu hiệu đặc trưng cho thấy cơ thể bạn đang cố gắng làm ấm trở lại. Đồng thời, đây cũng là dấu hiệu của chứng hạ thân nhiệt dễ nhận biết.
Một số triệu chứng có thể xảy ra khác mà bạn nên biết bao gồm:
Tuyến giáp là một bộ phận giống như hai cánh bướm nhỏ nằm ở cổ của con người. Nó hoạt động bằng cách sản xuất một loại hormone giúp giữ ấm cơ thể đồng thời giúp các cơ quan hoạt động một cách ổn định. Nếu tuyến giáp của bạn không sản xuất đủ hormone này, bạn sẽ bị suy giáp.
Bệnh thường gây lạnh run người nhưng không sốt với các triệu chứng như:
Suy giáp có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này, tuy nhiên bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách bổ sung hormone mỗi ngày.
Nếu bạn bị lạnh run người nhưng không sốt, hãy kiểm tra xem bạn có đang dùng bất kỳ loại thuốc nào có tác dụng phụ này không. Ngoài ra, việc dùng thuốc quá liều đối với thuốc kê toa, không kê toa hoặc cả thực phẩm chức năng cũng có thể là những yếu tố cần lưu ý khi có cảm giác ớn lạnh.
Việc cần làm của bạn là đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và cân nhắc xem khi sử dụng có gặp phải những tác dụng phụ hay không. Nếu bạn nghi ngờ mình bị lạnh run người nhưng không sốt là do dùng thuốc, hãy nói với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Khi cơ thể bị thiếu máu thường khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải, ớn lạnh. Thiếu máu có thể do suy dinh dưỡng, yếu tố di truyền hoặc bệnh tim mạch gây ra.
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy lạnh và rùng mình, nhưng không kèm theo sốt và nghi ngờ mình bị thiếu máu, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt.
Hạ đường huyết hay tụt đường huyết là một trong số những nguyên nhân chính gây ra cảm giác ớn lạnh. Khi cơ thể thiếu glucose có thể gây ớn lạnh, chân tay run lẩy bẩy, chóng mặt ...
Lạnh run người nhưng không sốt thường không có gì đáng lo ngại và có thể được điều trị tại nhà nếu không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Lúc này, bạn nên cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý.
Nếu cảm giác ớn lạnh ở mức độ nhẹ, bạn có thể uống nhiều nước ấm và sử dụng một số loại gia vị và nguyên liệu trong nhà bếp để làm dịu cơn khó chịu như gừng, quế...
Ngoài ra, những người thường xuyên cảm thấy ớn lạnh cần thiết lập một lối sống khoa học, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện đều đặn:
Nếu thường xuyên bị ớn lạnh không dứt hay xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì bạn nên đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời. Bằng cách này, sức khỏe của bạn luôn được đảm bảo. Khám sức khỏe định kỳ cũng là điều bạn nên làm để nắm rõ tình trạng cơ thể và sớm phòng tránh những căn bệnh không đáng có.
Lạnh run người nhưng không sốt tuy là tình trạng phổ biến nhưng bạn không nên chủ quan vì nó có thể xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý. Nếu thường xuyên bị lạnh run nhưng không sốt kèm theo các triệu chứng nghi ngờ bệnh lý hoặc tái phát nhiều lần thì bạn không nên chủ quan mà nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Link nội dung: http://lichamtot.com/nen-xu-ly-nhu-the-nao-khi-bi-lanh-run-nguoi-nhung-khong-sot-a17472.html