Mẹo chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu

Nhiều người vẫn thường truyền tai nhau cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu để bé dễ chịu hơn. Tuy nhiên, khi áp dụng cách này cần lưu ý một số điểm quan trọng để vừa đạt hiệu quả vừa an toàn cho trẻ, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, bạn cần lưu tâm những vấn đề sau đây khi sử dụng mẹo dân gian này.

Tại sao có thể chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu?

Chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng khi không muốn cho trẻ sử dụng các loại thuốc đặc trị. Theo y học, trong lá trầu chứa đến 1,8% tinh dầu và có đặc tính nóng ấm. Hoạt chất Phenol trong tinh dầu lá trầu có khả năng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,... Ngoài ra, nó còn có tác dụng kháng nấm hiệu quả đối với nhiều chủng loại nấm độc hại thường mắc ở trẻ em.

Đối vớitrẻ sơ sinh bị đầy bụng, lá trầu không có thể giúp giữ cho tá tràng luôn được an toàn trong trường hợp bị tấn công bởi chất độc và các gốc tự do. Ngoài ra, lá trầu còn giúp cho lượng axit dạ dày cân bằng, cơ thể sẽ giảm được cảm giác đầy hơi nhờ cơ chế đẩy hơi ra ngoài theo quá trình giãn nở và co thắt cơ vòng. Do đó, đây được coi là một cách để chữa chứng đầy bụng khó tiêu.

chua-day-bung-cho-tre-so-sinh-bang-la-trau-1.jpg
Lá trầu có nhiều tinh chất có thể làm giảm chứng đầy bụng ở trẻ nhỏ

Chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu có hiệu quả không?

Vậy chúng ta có nên hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh? Thực tế đã có không ít người áp dụng cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu và nhận thấy triệu chứng có thuyên giảm, bé dễ chịu và đỡ quấy khóc hơn. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp trẻ vẫn đầy bụng kéo dài mà không rõ nguyên nhân.

Theo các bác sĩ, mặc dù trầu không là loại cây khá lành tính, có thể sử dụng để chữa đầy bụng cho trẻ nhưng đây chỉ là kinh nghiệm truyền miệng dân gian, chưa được nghiên cứu khoa học kiểm chứng. Do đó, các bậc cha mẹ nên cân nhắc trước khi áp dụng cho trẻ. Đặc biệt trong trường hợp bé bị đầy hơi trong thời gian dài, quấy khóc liên tục, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa nhi để được thăm khám kịp thời.

Thực tế nhiều trường hợp cha mẹ áp dụng biện pháp dân gian này nhưng chưa hiểu đúng về phương pháp, thực hiện sai cách dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn. Ví dụ như da của trẻ sơ sinh còn non yếu nên rất bị ửng đỏ do chất camphor và menthol trong lá trầu không tạo thành hơi nước thấm ngược qua làn da của trẻ, nặng hơn có thể gây viêm phổi. Một số trường hợp khác, cha mẹ dùng lá trầu sai cách còn khiến trẻ bị nhiễm trùng ở mức độ nhẹ đến nặng.

Cần thận trọng khi áp dụng cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu

Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu

Theo kinh nghiệm dân gian, các bước chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu được thực hiện như sau:

  • Chọn lá trầu to, không rách nát, còn tươi rồi rửa sạch, hơ ấm lá trên bếp.
  • Bạn lấy lá trầu không hơ lên bụng trẻ, vuốt theo chiều từ trên xuống dưới, sau đó massage lên bụng trẻ để trẻ thấy dễ chịu và giảm đầy bụng. Hoặc bạn cũng có thể dùng lá trầu đặt lên bụng trẻ nhưng lưu ý không để quá lâu khiến da bé bị tổn thương.

Với cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ này, bạn nên áp dụng mỗi ngày khoảng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý khi chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm, do đó khi áp dụng phương pháp chữa đầy bụng cho bé, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, dễ gây ra kích ứng nên bạn cần phải đặc biệt để ý đến nhiệt độ của lá trầu sau khi hơ nóng. Chúng ta không nên lấy cảm nhận nhiệt độ của người lớn để áp dụng cho trẻ sơ sinh. Lá trầu sau khi hơ chỉ cần ấm nhẹ, hơi héo là đã có thể sử dụng. Nếu hơ xong mà quá nóng, bạn nên chờ để nguội bớt mới hơ lên bụng trẻ.
  • Bạn lưu ý không hơ lá trầu bên trên bụi tro bởi những khói bụi có thể bám lên mặt lá, khi trẻ hít phải sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ hô hấp, gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Bạn cần quan sát kỹ bụng trẻ, nếu vùng da ở bộ phận này có vết thương hở thì tuyệt đối không được áp dụng cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu vì nguy cơ gây nên tình trạng nhiễm trùng rất cao.
  • Bạn tuyệt đối không được cho trẻ sơ sinh ăn hoặc uống nước cốt lá trầu không. Bởi đây là loại lá có tính sát khuẩn mạnh, không phù hợp để sử dụng cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.
  • Trong trường hợp bé quấy khóc nhiều, tình trạng đầy bụng kéo dài, bạn không nên tự ý áp dụng các mẹo chữa dân gian tại nhà mà nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để được thăm khám kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng không nên tự ý cho bé dùng thuốc chữa đầy bụng khi chưa được sự tư vấn từ bác sĩ.
chua-day-bung-cho-tre-so-sinh-bang-la-trau-3.jpg
Nếu bé quấy khóc nhiều, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám

Như vậy, với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu cũng như những lưu ý khi áp dụng phương pháp này. Đối với liệu pháp dân gian này, mặc dù mang lại những hiệu quả nhất định tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể điều trị được triệt để. Do đó, bạn cần quan sát, theo dõi kỹ biểu hiện của trẻ để có quyết định, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất nhé!

Xem thêm: Những thực phẩm gây táo bón cho trẻ mà bạn cần tránh

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: vietnamnet.vn

Link nội dung: http://lichamtot.com/huong-dan-meo-chua-day-bung-cho-tre-so-sinh-bang-la-trau-a17380.html