Tâm lý của người mẹ sau khi sinh luôn muốn có thật nhiều sữa cho con bú. Tuy nhiên vì một vài nguyên nhân nào đó mà nguồn sữa không còn nhiều, và ít dần đi sau 6 tháng đầu đời của con. Vậy sữa mẹ ít dần phải làm sao? Dưới đây là một số cách “gọi” sữa được nhiều mẹ bầu sau sinh áp dụng, bạn có thể tham khảo.
Sữa mẹ ít dần là hiện tượng vú mẹ ngừng tiết sữa, hoặc nếu có thì lượng sữa rất ít và giảm dần theo thời gian rồi mất hẳn. Tình trạng sữa đang nhiều tự dưng ít khá thường gặp ở sản phụ và có thể kéo dài trên 1 tuần. (1)
Tuy không gây đau đớn cho người mẹ nhưng tình trạng ít sữa sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn dinh dưỡng nuôi con. Nếu không được xử lý và khắc phục kịp thời, người mẹ có thể không có đủ sữa cho con bú và mất sữa vĩnh viễn, khiến con chậm lớn.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến sữa mẹ ít dần đi và dù có cố gắng nặn, hút nhưng lượng sữa thu được vẫn rất ít, không đủ cho con bú. Do đó, trước đi giải đáp thắc mắc tình trạng mẹ bị ít sữa dần phải làm sao, chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân chính xác ảnh hưởng đến tình trạng ít sữa của mẹ. Cụ thể những nguyên nhân bao gồm:
Đây là nguyên nhân quan trọng khiến tình trạng sữa mẹ ít dần trở nên nghiêm trọng mà nhiều mẹ bầu sau sinh không để ý. Hai loại hormone trong cơ thể người mẹ có ảnh hưởng đến cơ chế tiết sữa đó là Prolactin và Oxytocin. Khi mẹ lo lắng, stress kéo dài sẽ kéo theo sự suy giảm của 2 loại hormone tạo sữa này. Nếu tình trạng này diễn ra càng lâu sẽ làm cho sữa tiết ra càng ít, thậm chí là mất sữa.
Sau khi sinh, chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi của sản phụ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiết sữa cũng như chất lượng sữa mẹ. Do đó để có được lượng sữa dồi dào và giàu dinh dưỡng, mẹ cần được nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và ăn uống điều độ bổ sung dưỡng chất vào cơ thể.
Tuy nhiên nhiều mẹ do phải vừa chăm con, vừa làm việc nhà vất vả khiến mẹ thiếu thời gian ngủ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lượng sữa mẹ giảm đột ngột.
Vì một vài nguyên nhân khách quan mà nhiều mẹ bầu sau sinh bắt đầu cho con bú sữa công thức hoặc ăn bột quá sớm. Thực tế sữa công thức và các thức ăn cho trẻ sơ sinh thường có vị ngọt, độ thơm hấp dẫn nên khiến bé chán sữa mẹ và ít bú mẹ hơn. Khi bé ít bú, cơ thể mẹ sẽ không còn kích thích tuyến sữa hoạt động dẫn đến lượng sữa được tiết ra cũng giảm đáng kể.
Những rối loạn về nội tiết tố, bao gồm cả việc bắt đầu dùng thuốc tránh thai (loại có chứa nhiều estrogen) có thể làm thay đổi nồng độ hormone tiết sữa là prolactin và oxytocin. Điều này sẽ làm gián đoạn quá trình tạo sữa và khiến sản lượng sữa thấp.
Việc dùng thuốc trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ là đặc biệt quan trọng. Mẹ cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh cũng như nhu cầu dùng thuốc của mình để bác sĩ đưa ra lời khuyên và lựa chọn những loại thuốc phù hợp, từ đó hạn chế việc ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
Nếu sữa mẹ ít dần có thể chế độ dinh dưỡng của mẹ đang bị thiếu hụt, dẫn đến lượng calo trong cơ thể không đủ, khiến quá trình tạo sữa cũng bị ảnh hưởng và mẹ không có đủ sữa cho bé bú.
Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên các bà mẹ sau sinh nên ăn uống đa dạng thực phẩm để bổ sung dinh dưỡng gồm 4 nhóm chất chính là chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Khi cơ thể khỏe mạnh, có đầy đủ dưỡng chất sẽ có tác động tích cực đến sức khỏe và khả năng tiết sữa của mẹ.
Ngược lại, nếu mẹ áp dụng chế độ kiêng khem quá mức hoặc tiêu thụ những thực phẩm gây mất sữa mẹ như bạc hà, bắp cải,… thì hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng ít sữa dần hoặc mất sữa.
Việc duy trì cho bé bú mẹ thường xuyên và đúng cữ trong ngày không chỉ giúp bé có được nguồn dinh dưỡng tốt cho quá trình phát triển mà còn kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả.
Tuy nhiên nếu mẹ đột ngột cắt cữ bú của con hoặc cho bé bú bình quá nhiều sẽ khiến sữa mẹ xuống không đều và làm cho cơ thể mẹ lầm tưởng nhu cầu sữa của trẻ ít nên hạn chế tiết sữa.
Khi trẻ lớn lên, bắt đầu mọc răng, cộng thêm sự mất tập trung trong việc ngậm bắt vú… đều có thể làm nguồn cung sữa mẹ giảm tạm thời và ít dần đi.
Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Nếu phát hiện sớm những dấu hiệu sẽ giúp mẹ có các biện pháp khắc phục kịp thời, tránh để tình trạng giảm lượng sữa kéo dài quá lâu khiến trẻ thiếu nguồn cung cấp dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cùng điểm qua một số dấu hiệu nhận biết sữa mẹ đang ít hơn bình thường: (2)
Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, nếu phát hiện trẻ chậm tăng cân hoặc không tăng chiều cao trong thời gian dài thì đó có thể là dấu hiệu của việc trẻ không bú đủ sữa.
Thực tế đôi khi trẻ ốm và sụt cân là chuyện bình thường. Nhưng trong trường hợp trẻ vẫn bú mẹ nhiều lần trong ngày nhưng vẫn chậm tăng cân, mẹ nên liên hệ với bác sĩ ngay để có sự kiểm tra, chẩn đoán chính xác và cách khắc phục trình trạng mất sữa càng sớm càng tốt.
Trong sữa mẹ có khoảng 90% là nước, do đó khi bé bú sữa mẹ đồng nghĩa với việc bé đang nạp dinh dưỡng và cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên khi bé có dấu hiệu mất nước cũng thể hiện quá trình sản xuất sữa mẹ đang dần ít đi, không đủ sữa cho bé bú.
Tình trạng mất nước ở trẻ sơ sinh không chỉ xuất hiện qua việc bé ít tiểu tiện mà hãy để ý đến miệng, da và hành vi của bé. Nếu trẻ khóc không chảy nước mắt, hay khô miệng hoặc cáu kỉnh thì đây chính là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị mất nước do không bú đủ sữa mẹ.
Nếu nhận thấy bé không đi ị và tè thường xuyên, điều này có thể là dấu hiệu bé đang không bú đủ sữa mẹ. Trẻ sơ sinh thường đi tiểu trên 6 lần/ngày, trung bình số lượng bỉm cần thay trong ngày ở giai đoạn tuần đầu sau sinh là khoảng 5-6 cái. Sau đó có thể tăng lên từ 6-8 cái.
Tuy nhiên nếu trẻ bú không đủ sữa sẽ đi tiểu ít hơn 6 lần/ngày. Từ đây mẹ có thể nhận biết được trẻ đang mất nước do lượng sữa mẹ ít dần đi, không đủ cung cấp so với nhu cầu của trẻ.
Trong những tuần đầu sau sinh, phần lớn bà mẹ đều thừa sữa so với nhu cầu bú của bé, biểu hiện là bầu ngực luôn căng tức và rỉ sữa nhiều. Tuy nhiên, khi trẻ được 6-12 tuần, bầu ngực mẹ bỗng trở nên nhỏ lại và không còn căng tràn (kể cả khi trẻ chưa kịp bú hoặc chưa tới cữ bú của con). Đây là dấu hiệu giúp mẹ nhanh chóng nhận ra tình trạng ít sữa dần của mình và kịp thời tìm cách cải thiện.
Trên thực tế, không phải mẹ bầu sau sinh nào cũng có nguồn sữa dồi dào cung cấp cho con trong những tháng đầu đời. Vậy nếu bạn đang gặp những dấu hiệu của tình trạng thiếu sữa, hãy thử một trong bốn cách sau đây để “gọi” sữa về cho con bú, giúp con nâng cao hệ miễn dịch và phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não nhé.
Bên cạnh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học để hồi phục sức khỏe thể chất, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng quan trọng không kém nhưng lại bị nhiều bà mẹ bỏ lơ.
Sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ phải tốt thì quá trình sản xuất và tiết sữa mẹ mới tốt lên được. Theo đó, hãy sử dụng đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung đủ 4 nhóm chất chính bao gồm chất béo, chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó mẹ cũng cần bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để cơ thể được nạp nguồn chất xơ cần thiết.
Nhiều chuyên gia cho rằng trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, nếu sữa mẹ ít dần phải làm sao? Câu trả lời là mẹ nên duy trì cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, đủ cữ và bú bất cứ khi nào con có nhu cầu. Việc bé bú mẹ thường xuyên sẽ tạo cho cơ thể người mẹ phản xạ xuống sữa, đồng thời kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó sữa mẹ sẽ tiết nhiều, đều và ổn định hơn cũng như khắc phục tình trạng sữa mẹ ít dần.
Lưu ý, mẹ nên cho trẻ bú đúng tư thế, ngậm bắt vú đúng cách và bú đều hai bên bầu ngực để tránh tình trạng tắc tia sữa và lệch kích thước vú của mẹ sau này.
Sinh con và nuôi con là một quá trình không hề đơn giản. Theo đó, sản phụ sau sinh có thể chia sẻ và nhờ người thân hỗ trợ chăm sóc bé để có thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng mệt mỏi. Đặc biệt, mẹ cần ngủ đủ giấc vào buổi tối để quá trình tiết sữa được thuận lợi và ổn định.
Massage nhẹ nhàng bầu ngực trước cữ bú của bé cũng có tác dụng giúp sữa mẹ xuống đều, bé dễ bú hơn. Việc massage thường xuyên là thói quen tốt giúp tuyến vú của mẹ hoạt động tốt, tiết sữa nhiều và giảm tình trạng sữa ít, ứ đọng hoặc thậm chí tắc tia sữa.
Mẹ có thể thực hiện massage nhẹ nhàng, chậm rãi xung quanh bầu ngực dần tới núm vú để đạt hiệu quả kích sữa tối đa đồng thời tránh làm tổn thương vùng ngực khá nhạy cảm trong giai đoạn sau sinh.
Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Đây là tình trạng khá phổ biến ở nhiều sản phụ sau sinh nên các mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên trong trường hợp đã thử hết các cách “gọi” sữa nhưng vẫn không cải thiện được quá trình tiết sữa, mẹ cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác cũng như lắng nghe lời khuyên của bác sĩ về các biện pháp kích sữa khác hiệu quả hơn và phù hợp với thể trạng hiện tại của mẹ.
Bên cạnh đó, việc ít sữa dần dần có thể xảy ra do ảnh hưởng của một số loại thuốc điều trị mẹ đã dùng trong giai đoạn mang thai hoặc sau sinh. Do đó, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kê đơn thuốc hợp lý, tránh ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa trong giai đoạn cho con bú.
Nhiều chuyên gia cho biết, việc duy trì thói quen bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời sẽ giúp con nhận đủ kháng thể và dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.
Do đó, để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa cũng như nguồn dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho con bú trong những tháng đầu đời, mẹ cần biết những cách phòng ngừa tình trạng sữa mẹ ít dần sau đây:
Để đặt lịch hẹn thăm khám và tư vấn với các chuyên gia - bác sĩ tại Trung tâm Sản Phụ khoa thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, mẹ có thể liên hệ đến thông tin:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp sản phụ sau sinh giải đáp thắc mắc sữa mẹ ít dần phải làm sao và các cách lấy lại nguồn sữa dồi dào cho con bú. Trong trường hợp tình trạng ít sữa kéo dài khiến nguồn dinh dưỡng của con giảm đi đáng kể, hãy liên hệ với các trung tâm y tế và được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ nhé!
Link nội dung: http://lichamtot.com/sua-me-it-dan-phai-lam-sao-de-nhieu-sua-lai-ghi-nho-4-cach-sau-a17280.html