Mì gói là một loại thực phẩm quá đỗi quen thuộc với người Việt, nó phổ biến bởi tính tiện lợi cho những người thường xuyên bận rộn. Một gói mì tôm thường bao gồm hai thành phần cơ bản: Phần mì dạng khô và gia vị được đóng gói, khi ăn chỉ cần chế biến bằng cách đổ nước sôi, thậm chí còn có thể ăn sống.
Vì là thực phẩm được chế biến sẵn nên mì tôm được cho là một trong những nguyên nhân gây béo phì. Vậy thực tế ăn mì tôm có béo không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu giải đáp nhé!
Để giải đáp câu hỏi “Ăn mì tôm có béo không?”, trước hết cần hiểu rõ vấn đề: Lượng calo trung bình mà một người cần trong một ngày là bao nhiêu? Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia khuyến nghị, trong một ngày, một người nam giới trưởng thành cần hấp thụ khoảng 2500 Kcal, còn ở nữ giới là 2300 Kcal.
Thông thường một gói mì tôm sẽ gồm phần mì dạng khô, gia vị đóng gói, dầu, rau củ sấy, một số hãng có giá thành cao hơn có thể kèm theo gói thịt bò hoặc thịt gà hầm. Tùy từng hãng khác nhau mà gói mì sẽ có những thành phần khác nhau, tuy nhiên sự chênh lệch dinh dưỡng không quá nhiều. Ví dụ, một gói mì Hảo Hảo - một hãng mì tôm được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam có thành phần dinh dưỡng như sau:
Một gói mì bao nhiêu calo?
Một gói mì gói khoảng 75g (loại thường thấy trên thị trường) sẽ mang lại cho người dùng khoảng 350 calo.
Giả sử, một người chỉ sử dụng 3 gói mì Hảo Hảo trong một ngày cho ba bữa ăn chính sẽ cung cấp cho cơ thể 1050Kcal. Ngoài ra, lượng chất béo đem lại cho cơ thể chỉ rơi vào khoảng 40g, trong khi lượng chất béo được khuyến nghị là 60g/ngày. Như vậy, mức năng lượng mà mì tôm đem lại cho cơ thể thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết. Nhìn vào bài toán trên, có thể rút ra đáp án cho câu hỏi “Ăn mì tôm có tăng cân không?” chính là hoàn toàn không.
Tuy nhiên, để món mì tôm trở nên thơm ngon và giàu dinh dưỡng, đa số mọi người bổ sung thêm một vài nguyên liệu như tôm, thịt, trứng, cá, xúc xích…Việc bổ sung những thực phẩm này giúp tăng thêm lượng dinh dưỡng cho tô mì, tuy nhiên quá tay có thể dẫn tới thừa đạm.
Ngoài ra, nhiều người có thói quen ăn mì vào buổi đêm để “chống đói”. Buổi đêm là thời điểm nghỉ ngơi của cơ thể, việc ăn đêm bất cứ thứ gì sẽ dẫn đến tích trữ mỡ thừa, do cơ thể không kịp sử dụng hết lượng năng lượng được nạp vào. Đó chính là những nguyên nhân có thể gây tăng cân khi sử dụng mì.
Có thể thấy rằng, mì ăn liền được sản xuất ra không chú trọng vào sức khỏe của người tiêu dùng, nếu sử dụng mì tôm không đúng cách hoặc lạm dụng quá nhiều mì tôm cho các bữa ăn có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.
Như đã nói ở trên, nếu sử dụng mì tôm như một món chính cho một bữa ăn, cơ thể sẽ bị thiếu năng lượng và các dưỡng chất quan trọng. Bên cạnh đó, nếu sử dụng quá nhiều mì tôm trong một ngày, cơ thể sẽ dễ dàng mắc phải các bệnh lý về tim, thận. Vậy ăn mì tôm như thế nào mới hợp lý?
Với sự tiện lợi và hương vị đầy hấp dẫn từ mì gói, nhiều người khó có thể cắt bỏ hoàn toàn mì gói khỏi khẩu phần ăn hằng ngày của mình. Thực tế, một lượng mì tôm ít hoặc vừa đủ (chỉ ăn từ 1 đến 2 gói mỗi tuần, mỗi lần nên cách nhau nhiều ngày) sẽ không gây hại cho sức khỏe.
Đầu tiên, không nên thay mì gói cho bữa chính vì nó sẽ không đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Nếu năng lượng do thức ăn cung cấp không đủ cho những hoạt động trong ngày của bạn, hãy dùng mì gói như một bữa phụ.
Tiếp theo, không nên sử dụng mì gói cũng như các thực phẩm khác để ăn đêm bởi đây là khoảng thời gian mà dạ dày hoạt động kém, dễ gây đầy hơi chướng bụng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Như vậy, Nhà Thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Ăn mì tôm có béo không?”, đồng thời đưa ra một số phương pháp giúp bạn sử dụng mì tôm một cách hợp lý. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn và đừng quên theo dõi chuyên mục “Kiến thức y khoa” để cập nhật thêm nhiều thông tin về sức khỏe nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Link nội dung: http://lichamtot.com/an-mi-tom-co-beo-khong-1-goi-mi-bao-nhieu-calo-long-chau-a17238.html