Cây xạ đen được coi như thần dược bởi có nhiều công dụng cho sức khỏe. Mỗi loại xạ đen sẽ cho hiệu quả điều trị khác nhau. Do đó cần phân biệt cây xạ đen có mấy loại để chọn được loại xạ đen tốt nhất. Đồng thời cũng tránh được tình trạng mua hàng giả, hàng kém chất lượng. Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu về thắc mắc cây xạ đen có mấy loại cũng như công dung của cây xạ đen đối với sức khỏe.
Trước khi tìm hiểu về cây xạ đen có mấy loại, mời bạn đọc cùng tìm hiểu để biết thêm về các đặc điểm của cây xạ đen.
Cây xạ đen là tên gọi theo cách gọi của người dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình. Trong đó loại xạ đen được nghiên cứu có tác dụng điều trị bệnh là xạ đen châu Âu. Tên khoa học của cây xạ đen châu Âu là Celastrus hindsii thuộc họ Celastraceae (Dây gối). Bên cạnh đó thì cây xạ đen Hòa Bình thuộc họ Borraginaceae (Vòi voi). Tên khoa học của cây xạ đen Hòa Bình là Ehretia asperula Zoll.et Mort.
Xưa nay các bài thuốc dân gian điều trị đau bụng, đau bụng kinh, bệnh gan, vàng da do gan của người dân vùng cao tỉnh Hòa Bình là do truyền miệng. Thực tế các nghiên cứu về tác dụng ức chế khối u của cây xạ đen là nói đến loài xạ đen Châu Âu - Celastrus hindsii.
Cây xạ đen Celastrus hindsii có các đặc điểm hình thái đặc trưng như sau:
Cây mọc ở vùng núi với độ cao từ 1000 - 1500m so với mực nước biển. Cây xạ đen phân bố nhiều ở các nước như: Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar. Ở Việt Nam, cây xạ đen châu Âu (Celastrus hindsii) phân bố rải rác ở các tỉnh như: Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, vườn quốc gia Cúc Phương, Thừa Thiên-Huế, Tây Nguyên,...
Dựa vào các đặc điểm hình thái để biết cây xạ đen có mấy loại. Theo đó người ta chia thành các loại như sau:
Thân cây có nhựa đen nhưng không nhiều. Thân cây có mùi thơm khi phơi khô, lá có mùi thuốc lá nhẹ, không vỡ vụn khi phơi đủ nắng.
Hình thái tương tự như cây xạ đen nhưng lá màu xanh nhạt hơn, không có răng cưa. Thân cây không có nhựa màu đen. Khi phơi khô lá và thân cũng không có mùi thơm.
Cây xạ đỏ cùng họ với cây xạ đen. Thân cây có màu đỏ từ gốc đến ngọn. Lá không có răng cưa. Khi vò nát lá sẽ ngửi thấy mùi rất thơm. Hoa có hình thái giống hoa của cây xạ đen nhưng hoa có màu đỏ.
Cây xạ vàng có thân to hơn cây xạ đen. Lá cây mỏng, không có răng cưa. Khi phơi khô, lá dễ nát giòn. Thân và lá không có mùi thơm.
Các loại cây xạ đen ở trên đều được trồng ở vùng núi phía bắc. Thế nhưng loại xạ đen được nghiên cứu có tác dụng ức chế khối u là loại xạ đen châu Âu. Phân biệt được các loại cây xạ đen sẽ giúp chúng ta chọn đúng loại dược liệu có hiệu quả điều trị bệnh.
Thành phần của cây xạ đen bao gồm: Polyphenol, sesquiterpen, triterpen, acid amin, flavonoid,... Nhờ đó cây xạ đen có nhiều công dụng khác nhau đã được nghiên cứu như sau:
Các bài thuốc từ các loại cây xạ đen khác cùng họ với xạ đen chưa được nghiên cứu rõ ràng. Tuy nhiên theo các kinh nghiệm sử dụng của người dân tộc Mường thì cây xạ đen khác vẫn dùng để điều trị các bệnh như đau bụng, vàng da do gan,...
Với các nghiên cứu hiện đại, vẫn chưa đưa cây xạ đen vào phác đồ điều trị bệnh. Các nghiên cứu là bước đầu xác định các hoạt tính kháng khối u với tiềm năng trong hỗ trợ điều trị ung thư. Để sử dụng cây xạ đen an toàn, có các lưu ý sau đây:
Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết được cây xạ đen có mấy loại. Dựa vào các đặc điểm hình thái bên ngoài để chọn đúng loại xạ đen có hoạt tính trong hỗ trợ điều trị bệnh. Đồng thời cũng tránh được tiền mất tật mang. Điều quan trọng khi sử dụng dược liệu là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng với mục đích điều trị.
Xem thêm: Cây xạ đen trị bệnh gì? Hướng dẫn bài thuốc dùng xạ đen trị bệnh hiệu quả
Link nội dung: http://lichamtot.com/cay-xa-den-co-may-loai-cong-dung-cua-cay-xa-den-doi-voi-suc-khoe-a17160.html