Ngò Vừa là thực phẩm vừa là dược liệu giúp trị bệnh tiêu hóa

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Rau mùi.

Tên khác: Rau mùi hồ tuy, Hương tuy, Nguyên tuy, Ngò, Ngổ, Ngổ thơm, Coriandre, Coriander (Anh), Korianđer (Đức).

Tên khoa học: Coriandrum sativum L. Apiaceae..

Đặc điểm tự nhiên

Cây sống hằng năm, cao 0,35 đến 0,50m, thân nhẵn, phía trên phân nhánh. Lá ở gốc có cuống dài, 1 đến 3 lá chét, lá chét hình hơi tròn và bản thân lại thường xẻ thành 3 thùy, mép thùy có khía răng tròn và to; những lá phía trên có lá chét chia thành những thùy hình sợi nhỏ, nhọn. Toàn thân và lá vò có mùi thơm đễ chịu.

Hoa trắng hay hơi hồng, họp thành tán gồm 3 đến 5 gọng, không có tổng bao, tiểu bao gồm 2 đến 3 lá chét đính ở một phía. Quả bế đôi hơi hình cầu, nhẩn, dài 2,5 đến 4mm, gồm 2 nửa (phân liệt quả), mỗi nửa có 4 sống thẳng và hai sống chung cho cả 2 nửa.

Ngò 1
Cây ngò

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây mùi được trồng phổ biến ở khắp nước ta nhưng chỉ thấy để lấy lá làm gia vị hay một số ít đùng trong ngày tết nấu nước tắm cho thơm. Tại nhiều nước vùng ven Địa Trung Hải, Trung Á, Ấn Độ, Trung Quốc người ta trồng đại trà quy mô để lấy quả làm thuốc và cất tinh dầu dùng trong công nghiệp nước hoa. Cây mùi ưa đất kiềm, mát, dễ hút nước, cày bừa kỹ, tránh nơi đất sét và râm mát vì cây mùi ưa ánh sáng.

Quả chín tới đâu thu hái tới đấy để tránh cho những quả chín quá khỏi rụng. Hái toàn tán, phơi nắng cho khô rồi đập lấy quả, tiếp tục phơi nắng cho khô và bảo quản tránh ẩm.

Khi khô, quả mùi mất mùi hôi và trở thành thơm dễ chịu.

Ngoài quả ra, người ta còn dùng cả rễ và lá làm thuốc.

Ngò 2
Hoa ngò rí

Bộ phận sử dụng

Cây ngò được sử dụng toàn cây trong dược liệu.

Ngò 3
Có thể sử dụng toàn cây rau mùi

Link nội dung: http://lichamtot.com/ngo-nha-thuoc-fpt-long-chau-a17026.html