Hướng dẫn cách đổi đơn vị đo khối lượng đơn giản chính xác

Nắm vững kiến thức về đơn vị đo khối lượng, cách quy đổi đơn vị đo khối lượng là điều cần thiết để giúp trẻ học tốt môn toán lớp 4. Phụ huynh và các em học sinh hãy cùng Cmath cập nhật bảng đơn vị đo khối lượng, học cách đổi đơn vị đo khối lượng thông qua bài viết sau đây nhé!

Đơn vị đo khối lượng là gì?

Đơn vị đo khối lượng là loại đơn vị được sử dụng để đo đạc cân nặng của một đối tượng, một vật nào đó. Mọi người thường sử dụng các đơn vị đo khối lượng nhằm để miêu tả mức độ nặng của một vật nào đó. Chúng còn hỗ trợ cho việc so sánh, tính toán hay trao đổi thông tin về khối lượng của các vật.

Đơn vị tính khối lượng phổ biến nhất hiện nay là kg (kilogram), ngoài ra còn có các đơn vị khác cũng được sử dụng nhiều như: tấn, tạ, yến, gam (g), decagam (dg), hectogam (hg), pound (lb),…

Ví dụ: Một bao gạo 12kg thì 12 là khối lượng và kg là đơn vị đo khối lượng.

Hiện nay có thể đo đạc khối lượng của các đồ vật bằng cân điện tử, cân đồng hồ, cân bàn điện tử,…

Các loại cân đo khối lượng

Các loại cân đo khối lượng

Bảng đơn vị đo khối lượng

Sau đây là bảng đơn vị đo khối lượng với các đơn vị tính khối lượng được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé, trong đó kilogram là đơn vị được đặt ở trung tâm.

Lớn hơn kilogram

Kilogram

Nhỏ hơn kilogram

Tấn

Tạ

Yến

Kg

hg

dag

g

1 Tấn = 10 Tạ = 100 Yến

1 Tạ = 10 Yến = 100Kg

1 Yến = 10Kg = 10.000g

1Kg = 10hg = 100hag = 1000g

1hg = 10dag = 100g

1dag = 10g

1g

Thứ tự các đơn vị đo khối lượng từ lớn đến nhỏ như sau: Tấn > Tạ > Yến > Kg > hg > dag > g.

Hướng dẫn quy đổi đơn vị đo khối lượng đơn giản

Để quy đổi đơn vị đo khối lượng chính xác, nhanh chóng thì bạn cần nắm được quy tắc sau:

  • Khi đổi từ đơn vị đo khối lượng nhỏ sang đơn vị đo khối lượng lớn liền kề nó thì chia cho 10. Ví dụ 10Kg = 1 Yến
  • Khi đổi từ đơn vị đo khối lượng lớn sang đơn vị đo khối lượng nhỏ liền kề với nó thì nhân với 10. Ví dụ: 2 Tạ = 20 Yến.
Cách quy đổi các đơn vị đo khối lượng

Cách quy đổi các đơn vị đo khối lượng

Những lưu ý khi chuyển đổi đơn vị đo khối lượng

Khi áp dụng cách đổi đơn vị đo khối lượng, các bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:

  • Khi quy đổi cần xác định được vị trí giữa đơn vị đầu và đơn vị muốn chuyển đổi để xem chúng cách nhau mấy vị trí, đơn vị muốn chuyển đổi lớn hơn hay nhỏ hơn đơn vị đầu để từ đó tính toán phép nhân hay phép chia cho phù hợp.
  • Cần nắm rõ quy luật, mối liên hệ trong bảng đơn vị đo khối lượng để việc tính toán chính xác hơn
  • Viết đúng thứ tự từ lớn đến bé của các đơn vị tính khối lượng
  • Có thể sử dụng máy tính để kiểm tra kết quả, tránh sai sót
Lưu ý khi làm bài tập chuyển đổi đơn vị đo khối lượng

Lưu ý khi làm bài tập chuyển đổi đơn vị đo khối lượng

Hệ thống đơn vị đo khối lượng trên thế giới

Hiện nay ngoài hệ thống đo lường khối lượng theo chuẩn quốc tế thì tại các quốc gia như Anh, Mỹ, Nhật Bản,… cũng sử dụng các hệ thống đo lường khối lượng riêng biệt như:

  • Các đơn vị đo khối lượng được sử dụng nhiều tại Anh như Pound (lB), Ounce (oz),…
  • Các đơn vị đo lường khối lượng dùng tại Mỹ như US Ton, US Hundredweight (cwt), US Stone, US Quarter, Dram (dr),….
  • Đơn vị tính khối lượng tại Trung Quốc là Jin
  • Tại Nhật, đơn vị tính khối lượng được sử dụng phổ biến là Kan
  • Đơn vị đo khối lượng dùng tại Áo là Metzen
  • Tại Canada, đơn vị tính khối lượng được sử dụng là Hundredweight
  • Đơn vị đo khối lượng tại Nga là Pood
  • Đơn vị tính khối lượng tại Ý là Libbra

Đặc biệt trong một số lĩnh vực cũng sử dụng các đơn vị tính khối lượng riêng biệt để thuận tiện cho việc đo lường như là cara dùng để đo lường khối lượng kim cương; Microgram (Ug) để đo lường khối lượng cho các chất dinh dưỡng dùng trong thực phẩm, y tế; hay đơn vị M⊕ để sử dụng tính khối lượng của Trái Đất,…

Hi vọng qua những chia sẻ trên đây của Cmath đã giúp các bậc phụ huynh, các em học sinh hiểu rõ hơn về các đơn vị đo khối lượng, biết cách đổi đơn vị đo khối lượng như thế nào để vận dụng vào giải bài tập.

CLB Cmath là đơn vị dạy toán Tiểu học nổi tiếng tại khu vực Hà Nội đang nhận được rất nhiều sự tin tưởng của các bậc phụ huynh hiện nay. Với đội ngũ giáo viên tâm huyết, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ mang đến những bài giảng trực quan giúp các con củng cố kiến thức cơ bản, từng bước nâng cao năng lực học tập và giải toán của mình. Cmath còn phân lớp học sinh dựa theo trình độ, thường xuyên có bài kiểm tra đánh giá hiệu quả giảng dạy để trẻ có thể tiến bộ tốt hơn.

Nếu các bậc phụ huynh muốn tìm hiểu thông tin chi tiết về các lớp học tại Cmath, xin vui lòng liên hệ qua:

Câu lạc bộ Toán học muôn màu

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: Nhà liền kề 12, 82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội (Sau chung cư thống nhất Complex)
  • Cơ sở 2: Nhà liền kề NTT06, 82 Nguyễn Tuân- Thanh Xuân

Hotline: 0973872184 - 0987779734- 0911190991

Website: cmath.edu.vn

Email: [email protected]

FB: fb.com/clbtoanhocmuonmau

Link nội dung: http://lichamtot.com/toan-4-don-vi-do-khoi-luong-va-cach-quy-doi-a16853.html