Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ dưới đây Lá Nụ

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đọc đoạn thơ và các nghĩa của từ mắt rồi trả lời câu hỏi.

Xe có (1) mắt đèn

Chân người: (2) mắt

(3) Mắt chim, hình tròn

(4) Mắt người, hình lá.

(Phạm Hổ)

Mắt:

Nghĩa 1: cơ quan để nhìn của người hay động vật.

Nghĩa 2: chỗ lồi ra, giống hình con mắt ở một số vật.

a. Tìm nghĩa thích hợp cho từ mắt được in đậm.

b. Trong các nghĩa của từ mắt nêu trên, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa được phát triển từ nghĩa gốc (nghĩa chuyển)?

c. Các nghĩa trên của từ mắt có liên hệ với nhau như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Xác định nghĩa của từ biển trong những câu thơ, câu ca dao dưới đây và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển.

a. Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

(Nguyễn Đình Thi)

b. Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

(Huy Cận)

c. Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.

(Ca dao)

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Từ lưng trong mỗi đoạn thơ dưới đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu các nghĩa của từ đó.

a. Trăng tròn như quả bóng

Lơ lửng treo lưng trời.

(Nguyễn Ngọc Hưng)

 Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ dưới đây Lá Nụ

b. Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ

Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

(Nguyễn Khoa Điềm)

 Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ dưới đây Lá Nụ

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chọn 1 trong 2 từ dưới đây và đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đó.

a. ấm

- Nghĩa 1: có nhiệt độ cao hơn mức trung bình một chút (thường mang lại cảm giác dễ chịu).

- Nghĩa 2: có tác dụng mang lại cảm giác êm dịu, dễ chịu.

b. lạnh

- Nghĩa 1: có nhiệt độ thấp hơn mức trung bình rất nhiều (thường gây cảm giác khó chịu).

- Nghĩa 2: tỏ ra không có chút tình cảm gì trong quan hệ người với người.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nêu nghĩa của từ hạt trong mỗi đoạn thơ dưới đây. Từ hạt trong đoạn thơ nào được dùng với nghĩa gốc?

a. Khi đang là hạt

Cầm trong tay mình

Chưa gieo xuống đất

Hạt nằm lặng thinh.

(Trần Hữu Thung)

b. Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

Quất gom từng hạt nắng rơi

Làm thành quả - những mặt trời tí hon.

(Đỗ Quang Huỳnh)

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong hai đoạn thơ dưới đây, từ chân được dùng với các nghĩa nào? Các nghĩa đó có gì giống và khác nhau?

a. Cái gậy có một chân,

Biết giúp bà khỏi ngã.

Chiếc com-pa bố vẽ,

Có chân đứng, chân quay.

Cái kiềng đun hằng ngày,

Ba chân xoè trong lửa.

(Vũ Quần Phương)

b. Chân em bước thật êm

Đường sau mưa ẩm ướt

Trên lá non mịn mướt

Những giọt nước trong lành.

(Nguyễn Quỳnh Mai)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Đặt câu dễ phân biệt các nghĩa của mỗi từ sau đây:

- Mũi

+ Nghĩa l: bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi.

+ Nghĩa 2: bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước của một số vật.

- Сао

+ Nghĩa 1: có khoảng cách bao nhiêu đó từ đầu này đến đầu kia theo chiều thắng đứng.

+ Nghĩa 2: hơn mức trung bình về số lượng hay chất lượng.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Từ ngọn và từ gốc trong mỗi câu dưới đây mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

 Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ dưới đây Lá Nụ

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Đặt câu với từ chín theo 1 trong 3 nghĩa nêu ở bài tập 9.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tìm từ không đồng nghĩa với những từ còn lại trong mỗi dãy từ sau:

a. nhân dân, đồng bào, bạn bè, quốc dân

b. dũng cảm, liều lĩnh, gan dạ, can đảm

c. tổ quốc, non sông, nhà nước, đất nước

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Không có châncánh

Mà lại gọi: con sông?

Không có có cành

Lại gọi là: ngọn gió?

(Xuân Quỳnh)

 Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ dưới đây Lá Nụ

a. Mỗi từ in đậm trong đoạn thơ trên được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

b. Đặt một câu có từ in đậm được sử dụng với nghĩa chuyển.

M: Rừng là lá phổi xanh của trái đất.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Từ ăn trong mỗi nhóm từ dưới đây mang nghĩa nào?

 Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ dưới đây Lá Nụ

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Mỗi từ in đậm trong hai dòng thơ dưới đây có được dùng với nghĩa gốc không? Vì sao?

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tìm nghĩa phù hợp với từ in đậm trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau:

 Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ dưới đây Lá Nụ

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Ba nghĩa trên của từ chân có những điểm nào giống nhau và khác nhau?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Trong những câu dưới đây, các từ mặt, xanh, chạy mang nghĩa gốc? Trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?

a) Mặt

- (1) Một buổi sáng, chúng tôi đến chỗ bác Tâm - mẹ của Thu - làm việc... Bác đội mũ, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt.

- (2) Tôi và Thu ngắm mãi không biết chán những miếng và trên mặt đường.

b) Xanh

- (1) Hoa càng đỏ, lá càng xanh.

- (2) Chấm ước ao có một mái tóc cho thật dài, thật xanh. Nhưng tóc Chấm từ thuở bé cứ đỏ quạch và không sao dài được.

c) Chạy

- (1) Xa xa, mấy chiếc thuyền đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả.

- (2) Sáng sớm hôm ấy, Mây dậy sớm hơn mọi ngày. Không kịp chải đầu, rửa mặt, em chạy vội ra phía bờ sông.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ đa nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về nghĩa chuyển của các từ sau: cổ, miệng, răng, tay, mắt.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Tìm ở bên B lời giải thích hợp cho từ đầu trong mỗi câu ở bên A

 Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ dưới đây Lá Nụ

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Từ đầu trong câu nào ở bài tập 1 được dùng với nghĩa gốc?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Tra từ điển, tìm nghĩa của một trong các từ sau: quả, chín, ăn. Vì sao em biết đó là các từ đa nghĩa? Theo em, nghĩa được nêu đầu tiên là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Đặt hai câu với một từ đã nghĩa ở bài tập 3: một câu có từ được dùng theo nghĩa gốc, một câu có từ được dùng theo nghĩa chuyển.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Các từ im đậm trong đoạn thơ dưới đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Răng của chiếc cào

Làm sao nhai được?

Mũi thuyền rẽ nước

Thì ngửi cái gì?

Cái ấm không nghe

Sao tai lại mọc?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Tra từ điển, tìm một từ đa nghĩa. Đặt 2 câu với từ đó: 1 câu dùng nghĩa gốc, 1 câu dùng nghĩa chuyển của từ.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Trong câu sau, từ mọc được dùng với nghĩa nào? Đó là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển của từ?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Tìm một từ đồng nghĩa với từ mọc ở câu trên

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Đặt một câu với nghĩa c của từ mọc (được tạo ra và phát triển) để nói về sự xuất hiện của những công trình mới ở một vùng quê hoặc đô thị.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Đọc nghĩa của từ “mũi” và thực hiện yêu cầu:

mũi

1 Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống, dùng để thở và ngủi. Mũi dọc dừa.

2 Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật. Mũi thuyền.

3 Mỏm đất nhô ra biển. Mũi Cà Mau. [...]

a. Từ “mũi” được trình bày mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào?

b. Nghĩa nào của từ “mũi" được trình bày đầu tiên?

c. Các nghĩa 2 và 3 có điểm nào giống với nghĩa 1?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Đọc các đoạn thơ sau và cho biết từ in đậm trong mỗi đoạn thơ được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.

a.

• Nay cháu về nhà mới

Bao cảnh của - Ô trời

Mỗi lần tay đẩy cửa

Lại nhớ bà khôn nguôi.

Đoàn Thị Lam Luyền

• Nơi con tàu chào mặt đất

Còi ngân lên khúc giã từ

Cửa sông tiễn người ra biển

Mây trắng lành như phong thu

Quang Huy

• Đường chiều nay bạn mở

Quân ta đang bươn đèo

Sau lưng hoàng hôn đỏ

Trước cửa rừng trăng treo....

Phạm Quốc Ca

b.

• Không có chân có cánh

Mà lại gọi. con sông?

Không có lá có cành

Lại gọi là: ngọn gió

Xuân Quỳnh

• Mặt trời vừa lên tỏ

Bông lúa chín thêm vàng

Sương treo đầu ngọn cỏ

Sương lại càng long lanh.

Trần Hữu Thung

Ngọn lửa tự đâu ra

Bếp nhà ai cũng có

Lửa bao nhiêu tuổi rồi

Mà vẫn như con nhỏ

Reo bập bùng trước gió

Như chơi trò ú tim.

Vũ Quần Phương

Bươn: đi vội, đi nhanh.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ sau:

a. Lá:

- Bộ phận của cây, thường mọc ở cảnh hay thân, thường có hình dẹt, màu lục.

- Chỉ những sự vật có hình tấm mảnh nhẹ hoặc giống như hình cái lá.

b. Đầu:

- Phần trên củng của thân thể người, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác.

- Phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Đọc các câu thơ, câu văn sau và thực hiện yêu cầu:

a.

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

Nguyễn Đinh Thi

b. Nắng đã chiếu sáng loà cửa biển.

Anh Đức

c. Trên quảng trường Ba Đình, cả biển người, cả rừng cờ hoa hướng về lễ đài hân hoan vẫy chào Bác.

Phan Anh

- Từ "biển" trong câu nào được dùng với nghĩa gốc? Từ “biển" trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển?

- Đặt một câu có từ “biển” được dùng với nghĩa chuyển.

Xem lời giải >>

Link nội dung: http://lichamtot.com/dat-cau-de-phan-biet-nghia-goc-va-nghia-chuyen-cua-moi-tu-a16064.html