Bật mí 5 điểm khác nhau giữa giáo dục US và UK

US và UK là hai quốc gia thu hút được nhiều sinh viên quốc tế đến học tập nhiều nhất trên thế giới. Cả hai đều nổi tiếng với chất lượng giảng dạy, nền giáo dục chất lượng cao, cơ sở vật chất hiện đại và nhiều trường đại học danh tiếng như Cambridge và Harvard. Mặc dù cả hai nước chắc chắn sẽ mang đến môi trường học tập tuyệt vời, tuy nhiên vẫn có nhiều điểm khác biệt giữa cách giảng dạy cũng như đời sống sinh hoạt của du học sinh. Trong bài viết dưới đây hãy cùng MAAS khám phá sự khác biệt cơ bản giữa hệ thống giáo dục của US và UK nhé.

Xem thêm:

>>> Ngành học hot ở UK - chọn Đại học nào?

>>> Ivy League nước Mỹ và các trường đại học xuất sắc - Part 1

Bài viết này có gì

  • 1. Đơn xin nhập học
  • 2. Điều kiện tiên quyết
  • 3. Khái niệm về đại học ở nước ngoài “university” hay “college”?
  • 4. Chương trình giáo dục và thời gian nhập học ở US và UK
  • a. Chương trình giáo dục
  • 5. Hệ thống đánh giá điểm
  • 6. Bài tập về nhà
  • 7. Học phí bên nào rẻ hơn?
  • 8. Đời sống sinh viên giữa nền giáo dục US và UK
  • 9. Trang phục đến trường
  • 10. Cơ hội làm việc ở US và UK

1. Đơn xin nhập học

Nếu bạn muốn nộp nhiều trường đại học cùng một lúc thì tại UK bạn có thể dễ dàng thực hiện trên một hệ thống gọi là UCAS (Universities & Colleges Admissions Service). Nó có nhiệm vụ thu nhận hồ sơ đăng ký vào đại học của các thí sinh và chuyển đến cho các trường đại học và cao đẳng ở Anh Quốc. Lợi ích của việc sử dụng UCAS bao gồm: cơ hội công bằng cho sinh viên quốc tế nhờ các thủ tục được công bố rõ ràng, tiết kiệm thời gian nhờ đăng ký qua hình thức trực tuyến. Bên cạnh đó, trong cùng một hồ sơ bạn sẽ được chọn một lúc nhiều trường khác nhau, với những ngành học và cơ sở đào tạo khác nhau, đồng thời bạn còn có thể kiểm tra tiến trình đơn đăng ký bất cứ lúc nào. Đặc biệt, sinh viên quốc tế có thể tìm thấy rất nhiều lời khuyên hữu ích trên website chính thức của UCAS.

Tương tự như UCAS thì hầu hết các trường đại học ở US đang sử dụng Common App để các bạn sinh viên tương lai không mất công đến từng trường nộp từng đơn. Để học tại các trường đại học Mỹ, bạn phải có chứng chỉ SAT hoặc ACT, đa số các trường Ivy League yêu cầu ít nhất 1500 điểm.

2. Điều kiện tiên quyết

Đối với các học sinh địa phương, để được vào học đại học ở Anh thì các bạn cần phải hoàn thành chứng chỉ A-level (từ 1 - 2 năm) hoặc chương trình dự bị đại học (Foundation course) (1 năm). Ngược lại, hầu như các trường đại học ở Mỹ đều yêu cầu bạn phải vượt qua kỳ thi SAT.

Còn đối với các bạn du học sinh, cả hai nước đều yêu cầu có các chứng chỉ thể hiện kỹ năng nghe - nói - đọc - viết chẳng hạn như ở Mỹ thì yêu cầu IELTS, ở Anh yêu cầu TOEFL

3. Khái niệm về đại học ở nước ngoài “university” hay “college”?

Mặc dù nền Hệ thống giáo dục Mỹ và Anh đều sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh nhưng lại có một sự gây “hoang mang nhẹ” với các bạn du học sinh khi vừa bước chân đến. Ở Anh, nơi cung cấp chương trình giáo dục đại học được gọi là “University” trong khi người Mỹ gọi là “College”.

Thế nhưng với người Anh thì từ “college” lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác - cao đẳng. Thông thường cao đẳng sẽ kéo dài khoảng 2 năm và là giai đoạn ở giữa sau khi học sinh kết thúc chương trình phổ thông và trước khi bước vào đại học. Còn đại học, hay còn được gọi một cách ngắn gọn là “uni” có nghĩa là chương trình đào tạo cử nhân.

4. Chương trình giáo dục và thời gian nhập học ở US và UK

a. Chương trình giáo dục

Sinh viên rất nhiều ngành học ở UK chỉ cần theo đuổi chương trình học đại học 3 năm là có thể nhận bằng cử nhân (hoặc 4 năm nếu học tại Scotland). Việc này tiết kiệm được khá nhiều chi phí và thời gian so với chương trình ĐH của các nước khác. Khi bạn đã lựa chọn chuyên ngành thì sẽ khá khó khăn nếu như bạn muốn thay đổi, thậm chí có thể bạn sẽ phải học lại từ đầu nếu như muốn thay đổi ngành. Tuy nhiên cũng có trường cho phép bạn học 2 chuyên ngành cùng lúc.

Trong khi việc chuyển chuyên ngành tại Anh khá khó khăn thì tại Mỹ sinh viên có thể thay đổi ngành học trong 2 năm đầu tiên của ĐH. Điều này giúp sinh viên có thêm thời gian suy nghĩ về chuyên ngành thực sự phù hợp với bản thân. Thời gian học đại học ngắn hơn là một điều rất có lợi nhưng nhiều người lại cho rằng sinh viên sẽ bỏ lỡ nhiều điều thú vị và các trải nghiệm cao hơn của việc học đại học so với những người bạn trải qua chương trình 4 năm, như số đông sinh viên đến từ Mỹ.

b.Thời gian nhập học

Ở hệ thống giáo dục Mỹ thường bắt đầu một học kỳ vào giữa hoặ cuối tháng 8, trong khi ở Anh thì một học kỳ sẽ bắt đầu vào tháng 9 (hoặc tháng 10 tuỳ vào trường). Bạn có thể ngầm hiểu là mùa hè ở UK là mùa tựu trường bên US. Bởi vì có những ngày lễ như Lễ Tạ ơn chỉ tổ chức ở Mỹ chứ không có ở Anh hay các nước khác. Đó là lý do vì sao một số trường đại học bắt đầu kỳ nghỉ đông vào cuối tháng 11 để họ có thời gian ăn lễ.

5. Hệ thống đánh giá điểm

GPA (thang điểm 4.0) là đặc trưng của giáo dục đại học ở Mỹ và hiện nay một số hệ thống giáo dục ở Anh cũng đang thử áp dụng khung chấm điển này. Các trường đại học Mỹ đánh giá học lực của sinh viên dựa trên nhiều phương thức khác nhau trong học kỳ như thuyết trình trên lớp, quizz, thảo luận nhóm, bài assignment, v.v… Và giáo viên sẽ quy định phần nào sẽ được tính vào thang điểm giữa kỳ và cuối kỳ, ví dụ một số giáo viên tính điểm cuối kỳ dựa trên assignment, có người tính điểm giữa kỳ dựa trên bài thuyết trình.

Anh, điểm số được đánh giá bằng phần trăm và mức điểm cao nhất là từ 70% trở lên.. Một du học sinh tại Anh chia sẻ, khi lần đầu cô nhận được bài kiểm tra với số 60% được ghi đỏ, cô đã rất sốc và cảm thấy vô cùng tội tệ với những gì đã làm vì cô cho rằng đó là một số điểm rất thấp. Nhưng sau đó, giáo sư đã cho cô biết đó là một số điểm cao theo khung chấm điểm của Anh. Qua đó cho thấy các bài kiểm tra ở Anh có phần khó khăn hơn so vs ở Mỹ

6. Bài tập về nhà

UK: Sinh viên sẽ được dành nhiều thời gian thảo luận ở trên lớp và ưu tiên những bài luận dài ở cuối kỳ. Các giáo trình học tập, sinh viên sẽ được tùy ý lựa chọn mua, chứ không bắt buộc phải mua như ở Mỹ.

US: Sinh viên sẽ có nhiều bài tập nhỏ hàng tuần hơn là ở Anh. Vào giữa kỳ, cuối kỳ cũng sẽ có những bài kiểm tra ngắn thay vì những bài luận dài.

Mỹ sinh viên sẽ được phát các đề cương dài để ôn luyện chứ không bí mật như ở Anh và mua giáo trình cũng là việc làm bắt buộc tại đây.

7. Học phí bên nào rẻ hơn?

Cả hai nền giáo dục US và UK đều có một mức học phí lớn khi học đại học. Nó phụ thuộc vào mức độ uy tín, nổi tiếng của trường đại học mà bạn chọn và nơi đó là trường công hay trường tư. Tuy nhiên, các trường ở UK thường được chính phủ quản lý nên mức học phí trung bình tại các trường ở Anh thường thấp hơn so với ở Mỹ.

Tất cả mọi người đều nói rằng học đại học bên ngoài nước Mỹ sẽ tiết kiệm được hàng ngàn đô. Nước Mỹ đã quá nổi tiếng với chi phí học tập và sinh hoạt đắt đỏ nên nhiều sinh viên Mỹ lựa chọn du học sang các nước châu Âu. Ở Anh, xứ Wales và Bắc Ailen, sinh viên thường phải trả mức lần lượt trung bình là £9.250, £9.000 và £4.030 mỗi năm để học đại học. Trong khi ở Mỹ, học phí trung bình hàng năm là hơn $34.000.

giáo dục us và uk

Học phí tại US và UK

8. Đời sống sinh viên giữa nền giáo dục US và UK

UK: Các trường Đại học tại Vương quốc Anh sở hữu khá nhiều Clb ngoại khóa dành riêng cho sinh viên. Từ các hoạt động thể thao cho đến các hoạt động mang tính cộng đồng. Tại các Clb thể thao, sinh viên sẽ được tham gia, luyện tập và thi đấu nghiêm túc như vận động viên chuyên nghiệp. Các hoạt động sẽ được diễn ra thường xuyên và tất cả sinh viên đều có quyền tham dự cũng như cổ vũ.

Cũng giống như ở Anh, các trường tại Mỹ có rất nhiều clb ngoại khóa, đặc biệt là thể thao. Các clb này thường mang đậm bản sắc của trường đại học. Các trận thi đấu hay giao hữu giữa các trường đều được tổ chức ở sân vận động lớn, có sự tham gia và cổ vũ đông đảo của học sinh cũng như người dân sinh sống ở các thị trấn quanh trường cũng có thể tham gia cổ vũ.

9. Trang phục đến trường

UK: Sinh viên tại Anh thường mặc trang phục chỉnh tề, lịch sự và mang đậm nét truyền thống của trường so với Mỹ. Và kèm theo đó là túi xách hay túi đeo chéo

US: Ăn mặc thoải mái, đơn giản, thậm chí là đi dép tông đến giảng đường là điều thường thấy với học sinh tại Mỹ. Các sinh viên thường chọn balo để thể hiện sự năng động.

giáo dục us và uk

Đồng phục của đại học Oxford - UK

10. Cơ hội làm việc ở US và UK

Xét về cơ hội việc làm, ở UK bạn có thể đi làm part time ngoài khuôn viên trường sau giờ học tối đa 20 tiếng/ tuần và có thể đi làm full time vào những ngày lễ. Tuy nhiên, các sinh viên ở US chỉ được làm việc trong khuôn viên trường chẳng hạn như thư viện, căn tin hoặc phòng công tác sinh viên. Để có thể đi làm ngoài khuôn viên trường học thì bạn phải đăng ký giấy phép CPT (Curricular Practical Training - Thực tập ngoại khoá bắt buộc) và công việc phải liên quan đến chuyên ngành của mình.

Sau khi đã tốt nghiệp ở Mỹ, các bạn sinh viên sẽ dễ dàng tìm được việc làm hơn do đã có giấy phép OPT (Optional Practical Training - Thực tập không bắt buộc). Khi đã được cấp OPT, bạn sẽ được làm việc ở Mỹ trong vòng 1 năm. Đặc biệt sinh viên nhóm ngành STEM sẽ có cơ hội gia hạn OPT thêm 3 năm nữa.

Ở Vương quốc Anh, sinh viên cần phải có giấy phép tài trợ Tier 2 trong vòng 4 tháng sau khi hoàn thành khoá học. Công việc đòi hỏi mức lương ít nhất £20,800, visa có thể được cấp lên đến 5 năm và tuỳ trường hợp. Chúng ta nên tránh nhầm lẫn rằng việc các bạn du học sinh có thể dễ dàng tìm việc và ở lại nước ngoài bởi vì thực tế cho thấy sức cạnh tranh công việc ở cả hai quốc gia đều rất cao.

Kết

Trên đây là một vài so sánh nhỏ về sự khác biệt giữa hai nền giáo dục US và UK lớn trên thế giới. Thực chất bằng cấp của cả US và UK đều có giá trị như nhau nên hãy cân nhắc về quan điểm, sở thích, ngành học, chi phí của bản thân trước khi lựa chọn bạn nhé. Nếu như bạn còn bối rối trong việc viết study plan, scholarship letter, proposal thì MAAS Assignment Service luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.


Sứ mệnh của MAAS là trở thành người bạn đồng hành của bạn trên con đường học thuật đầy khó khăn và thử thách. Với đội ngũ Writers chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng dịch vụ tại MAAS chắc chắn giúp bạn hoàn thành mọi thứ tốt hơn .Nếu bạn còn phân vân về dịch vụ của MAAS Assignment Service thì hãy bấm vào đây để xem chi tiết thông tin cách làm việc của chúng tôi. Tham khảo thêm feedback từ khách hàng đã đặt bài tại MAAS qua video bên dưới.

Email: [email protected]

Hotline 1: (+84)97 942 23 93

Hotline 2: (+84)89 851 15 88

Facebook:

https://www.facebook.com/MAAS.Essayservice

https://www.facebook.com/MAASwritingservice

Instagram:

https://www.instagram.com/maas.assignment/

Twitter:

https://twitter.com/MaasService

Google Map:

https://g.page/MAASEDTECH?share

Bài viết hữu ích với bạn chứ?

Link nội dung: http://lichamtot.com/bat-mi-5-diem-khac-nhau-giua-giao-duc-us-va-uk-a15473.html