Người không vì mình trời tru đất diệt tiếng Trung là 人不为己天诛地灭, phiên âm /Rén bù wéi jǐ tiānzhūdìmiè/. Câu nói này thường được hiểu với người là trong mọi hoàn cảnh thì luôn phải ưu tiên lợi ích cá nhân của mình trước. Nếu không chắc chắn sẽ luôn thua thiệt so với người khác, bị trời đất quở trách. Vậy thực hư câu này như thế nào?
Câu nói Người không vì mình trời tru đất diệt tiếng Trung 人不为己天诛地灭 có nguồn gốc từ bộ Phật thuyết thập thiện nghiệp đạo kinh - Đệ nhị tập” (佛说十善业道经 - 第二十四集). Trong tập 24 của Kinh có viết câu thế này:
“Nhân sinh vi kỷ, thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt”. (人生为己天经地义, 人不为己天诛地灭).
Câu này có nghĩa là: Đời người cần phải sửa mình, đó là Đạo lý của Trời Đất. Người không sửa mình thì trời đất không dung tha”.
Câu nói Người không vì mình trời tru đất diệt tiếng Trung 人不为己天诛地灭 có ý nghĩa gì? Hãy cùng PREP phân tích chi tiết dưới đây nhé!
Phật gia nhìn nhận, những người “vì mình” chính là cần làm được những điều sau: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không bịa đặt, không nói dối, không ác khẩu, không tức giận,.... Nếu dựa theo quy chuẩn đạo đức trong quan niệm của Nho giáo thì những điều này chính là nhân ái, hiếu thuận, trung nghĩa, thành tín, thủ lễ,...
Theo tác phẩm “Động Linh tiểu chí”, Quách Tắc Vân có ghi chép lại một câu chuyện. Khi người bác của cha ông đến địa sở nhậm chức đã từng nghe nói ở huyện Mỗ Hương có một người thường xuyên ngược đãi mẹ của mình. Kẻ này không việc ác nào mà hắn không làm, gây hại cho mọi người. Do đó, trong thôn ai cũng sợ hắn nhưng lại không dám tố giác với quan phủ.
Một ngày nọ, đột nhiên có mưa gió ập đến, người con trai này đã bị một trận gió cuốn vào trong núi. Khi đứng trên một tảng đá lớn, ngón chân cái của anh ta đã bị cắm sâu vào tảng đá. Hắn ta đã tự thuật lại tất cả những hành động tội ác đã phạm phải của mình từ lúc sinh ra mà không một chút giấu diếm. Sau khi thuật lại xong còn nói: “Đây là Thật Phật yêu cầu tôi hối lối”.
Rất nhiều người ở trong thôn nọ sau khi nghe xong những lời đó đã muốn giúp anh ta rút chân khỏi tảng đá nhưng đều không được. Cho đến những ngày sau, người dân trong làng đã phát hiện người này bị đá nuối vào trong tảng đá, cả đầu não cũng bị nuốt vào, chỉ còn bím tóc ở ngoài.
Những ai hiểu về luật nhân cả đều nói “ Trời phạt thật sự không phải nói là ngoa. Bác của cha Quách Tắc Vân sau khi vè thân đã nói với người em trai của mình là Kiêm Thu Công. Kiêm Thu Công sau đó đã nói một câu thế này: “Câu nói Trời tru đất diệt thực sự đã ứng nghiệm rồi”. Sau đó ông mới ghi chép câu chuyện này vào trong tác phẩm “Trúc gian thập nhật ký”.
Tham khảo thêm bài viết:
Như vậy, PREP đã giải nghĩa chi tiết câu Người không vì mình trời tru đất diệt tiếng Trung. Mong rằng, những kiến thức mà bài viết chia sẻ hữu ích cho những ai đang tìm hiểu, nghiên cứu về Hán ngữ.
Link nội dung: http://lichamtot.com/tim-hieu-cau-nguoi-khong-vi-minh-troi-tru-dat-diet-tieng-trung-prep-a15106.html