Ý nghĩa của ngày Tăng Huyết áp Thế giới
- Tăng huyết áp là một bệnh lý thường gặp trong cộng đồng và hiện tác động đến gần 1 tỷ người trên khắp thế giới. Tỷ lệ người mắc tăng huyết áp ngày càng tăng, bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị tăng huyết áp, kể cả trẻ em và người trẻ tuổi. Tăng huyết áp đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới.
- Vì vậy, ngày 17/5 hằng năm được Hiệp hội Tăng huyết áp thế giới chọn làm Ngày Tăng Huyết áp Thế giới (World Hypertension Day WHD) nhằm nâng cao hiểu biết trong cộng đồng về các nguy cơ cũng như các biện pháp hiệu quả trong việc phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Tầm quan trọng của việc phòng ngừa tăng huyết áp
- Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc tăng huyết áp.
- Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận… làm cho hàng trăn nghìn người bị liệt, tàn phế, hoặc mất sức lao động mỗi năm.
- Tăng huyết áp là bệnh mạn tính và tiến triển một cách âm thầm vì hầu hết người bị tăng huyết áp không có biểu hiện triệu chứng gì và thậm chí không biết mình bị bệnh, nếu không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng, gây biến chứng tim mạch trầm trọng và việc điều trị sẽ rất tốn kém. Trong khi đó, việc phát hiện sớm chỉ bằng ĐO HUYẾT ÁP, là biện pháp rất đơn giản và ít tốn kém…Vì vậy, chủ đề của ngày Tăng huyết áp Thế giới là “Hãy biết số đo huyết áp như biết số tuổi của bạn”, nhằm kêu gọi mỗi người cần chủ động kiểm tra huyết áp của mình, dù sức khỏe vẫn bình thường, chưa có bất kỳ triệu chứng gì.
- Huyết áp là một chỉ số cho biết áp lực bơm máu trong cơ thể. Số đo huyết áp được biểu diễn bằng đơn vị mmHg (hay cmHg) bao gồm 2 thành phần: Trị số huyết áp tâm thu (số ở trên) nói lên khả năng bơm máu của tim, Trị số huyết áp tâm trương (số ở dưới) nói lên trương lực của động mạch để duy trì dòng máu chảy trong hệ thống mạch máu. Chẩn đoán tăng huyết áp khi đo huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.
Kỷ niệm Ngày Tăng Huyết áp Thế giới: Chúng ta cần làm gì ?
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm: Đo huyết áp thường xuyên là biện pháp đơn giản và quan trọng nhất để phát hiện sớm tăng huyết áp, đặc biệt đối với người trên 40 tuổi. Mỗi người cần phải biết số đo huyết áp của chính mình và của người thân.
- Hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp: theo các chuyên gia tim mạch, việc chủ động phòng ngừa bệnh tăng huyết áp là cần thiết nhất. Ngay khi còn trẻ bạn hãy cố gắng thực hiện được một lối sống lành mạnh, cụ thể là:
- Tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện đầy đủ chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của thầy thuốc nếu bạn đã được chẩn đoán là tăng huyết áp. Điều trị tăng huyết áp là một quá trình lâu dài và liên tục. Bạn cần phải tái khám định kỳ.
Người bệnh tăng huyết áp cần làm gì trong mùa dịch bệnh COVID-19 ?
- Điểm đặc biệt của dịch COVID-19 lần này là tốc độ lây nhiễm rất nhanh trong cộng đồng và những trường hợp diễn biến nặng, nguy cơ tử vong thường tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng cao tuổi, có bệnh lý nền từ trước như tăng huyết áp (cao huyết áp), đái tháo đường (tiểu đường), bệnh tim mạch, ung thư… vốn khả năng đề kháng của hệ thống miễn dịch cơ thể đã bị suy giảm. Thống kê tại Ý ngày 17/3/2020 cho thấy cứ 100 bệnh nhân Viêm đường hô hấp cấp tử vong có đến 76 bệnh nhân tăng huyết áp và 36 bệnh nhân đái tháo đường.
- Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ của dịch bệnh COVID-19, người bệnh tăng huyết áp cần tuân theo khuyến nghị của Bộ Y tế:
Điều quan trọng nhất là người bệnh hạn chế tiếp xúc với người khác, đồng thời vẫn phải duy trì đều, ổn định chế độ điều trị hiện tại kết hợp với chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý, tránh căng thẳng ... để tăng cường miễn dịch chống lại dịch COVID-19
Không tự ý ngừng hoặc bỏ thuốc hoặc dùng thêm thuốc khác. Nguy cơ biến chứng, diễn biến bệnh sẽ tăng vọt nếu trì hoãn dùng các thuốc hàng ngày theo đơn, nhất là khi toàn trạng yếu mệt khi nhiễm dịch COVID-19.
Khuyến khích tự theo dõi tình trạng bệnh tại nhà nhưng không trì hoãn việc đi khám nếu đã có các bất thường để tránh biến chứng nặng.
Tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn về kiểm soát lây nhiễm COVID-19 tại địa phương và các cơ sở y tế để phòng lây nhiễm cho bản thân, cho người xung quanh và cho nhân viên y tế.