Tự luyến là một đặc điểm tính cách con người, liên quan đến sự yêu thích, ngưỡng mộ bản thân quá mức. Đôi khi dẫn đến sự thổi phồng về giá trị hoặc khả năng của chính mình. Từ tự luyến có xu hướng bị lạm dụng quá mức, việc gắn nhãn người mắc chứng tự luyến trên mạng xã hội ngày càng phổ biến.
Tự luyến là gì?
Tự luyến là sự yêu thương, tập trung quá mức vào bản thân, khiến một người có xu hướng đề cao mình một cách thái quá. Dẫn đến việc phớt lờ nhu cầu và cảm xúc của người khác. Tự luyến là một nhóm các đặc điểm của tính cách con người. Có thể nằm trong một phổ rộng, từ tích cực đến tiêu cực.
Tự luyến còn được gọi là ái kỷ, nghĩa là tự yêu thương chính mình (tự: tự mình; luyến: yêu thương, mến mộ). Trong tiếng anh, tự luyến là narcissism, nguồn gốc của từ này bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp.
Tự luyến có thể mang nghĩa tích cực, thể hiện sự yêu thích và ngưỡng mộ bản thân một cách lành mạnh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là một phần của rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic personality disorder - NPD).
Mức cao nhất của phổ tự luyến là rối loạn nhân cách ái kỷ. Vì thế, không phải tất cả mọi người có đặc điểm tính cách tự luyến, đều được coi là mắc bệnh tự luyến (bệnh ái kỷ).
Rối loạn nhân cách ái kỷ là bệnh lý sức khỏe tâm thần, theo thống kê, có khoảng 1% dân số mắc phải. Trong khi đó, tính cách ái kỷ phổ biến hơn và thường gặp hơn. Việc dán nhãn tự luyến (ái kỷ) là bệnh sẽ làm giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
→Xem thêm: Tự khen mình đẹp là bị gì? Có phải tự luyến?
Đặc điểm của tính cách tự luyến
Theo Tiến sĩ Davis-McCabe, tất cả chúng ta đều có thể có chút tự luyến. Đây là một nhóm các đặc điểm tính cách tồn tại trên một quang phổ. Một đầu là mức độ ác tính cao nhất, gọi là rối loạn nhân cách tự luyến. Đầu kia là những đặc điểm tự luyến lành mạnh, có thể là sự tự tin hoặc sự quyến rũ.
Các đặc điểm phổ biến của tính cách tự luyến như sau:
- Tập trung quá mức vào bản thân: Luôn ưu tiên lợi ích cá nhân, xem bản thân là trung tâm, muốn được người khác chú ý.
- Cảm xúc vĩ đại: Cảm giác vượt trội, có vẻ kiêu ngạo, tập trung quá mức vào việc gây ấn tượng với người khác.
- Khát khao được công nhận: Sự tán dương, khen ngợi được xem là oxy của người tự luyến. Nếu không được chú ý như mong đợi, họ thường cảm thấy bị tổn thương.
- Tự tin hoặc tự phụ: Có thể tự tin về khả năng của mình. Hoặc tự phụ quá mức, có xu hướng thổi phồng bản thân, coi mình đặc biệt hơn người.
- Thiếu sự đồng cảm: Ít hoặc không quan tâm đến nhu cầu, cảm xúc của người khác.
- Thích kiểm soát, thao túng: Luôn cố gắng kiểm soát tình huống, các mối quan hệ. Có thể sử dụng gaslighting để thao túng người khác.
- Đặc điểm khác: Dễ tổn thương, nhạy cảm với sự chỉ trích, phê bình; đố kỵ, ghen tị với thành công của người khác; thích nổi bật trong đám đông; có tham vọng lớn…
Sự khác nhau giữa tự luyến và rối loạn nhân cách tự luyến
Người có đặc điểm tính cách tự luyến không có nghĩa là họ mắc chứng rối loạn nhân cách tự luyến. Sự khác nhau giữa hai vấn đề này chủ yếu phụ thuộc và mức độ và tác động của chứng tự luyến đến cuộc sống của họ.
Theo Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần DSM-5, rối loạn nhân cách ái kỷ là loại rối loạn nhân cách nhóm B. Đặc điểm của nhóm này là các hành vi kịch tính, phi lý và có cảm xúc thất thường.
Tự luyến chỉ được chẩn đoán là bệnh khi tính cách này làm suy yếu chức năng của người đó. Các đặc điểm tự luyến xuất hiện trong nhiều bối cảnh khác nhau, ảnh hưởng tiêu cực đến bản sắc và các mối quan hệ lành mạnh của cá nhân.
Sự khác nhau giữa tự luyến và rối loạn nhân cách tự luyến như sau:
Tự luyến | Rối loạn nhân cách tự luyến | |
Mức độ |
|
|
Tần suất |
|
|
Ảnh hưởng |
|
|
Thay đổi |
|
|
Tự nhận thức |
|
|
Đồng cảm |
|
|
Biểu hiện thường gặp của người tự luyến
Có 4 yếu tố cốt lõi trong đặc điểm tính cách tự luyến gồm sự tự cao, cảm giác tự cho là mình quan trọng, quá tập trung vào bản thân và có nhu cầu được khen ngợi, công nhận. Những người có các đặc điểm này trong tính cách được gọi là tự luyến.
Người mắc chứng ái kỷ sẽ có mức độ ít hơn và tính cách này chỉ xuất hiện ở một số thời điểm nhất định. Trong khi đó, người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ có tất cả các đặc điểm tính cách này, chúng được thể hiện mọi lúc, mọi nơi và có mức độ cao.
1. Biểu hiện của người tự luyến lành mạnh
Tự luyến là một phổ rộng, tự luyến lành mạnh được xem là liều thuốc tích cực cho sức khỏe tâm thần. Tự luyến lành mạnh sẽ giúp tạo động lực và mang đến sự tích cực. Khiến một người có động lực vươn lên và kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình.
Đặc điểm của tự luyến lành mạnh như sau:
- Có niềm tin vào bản thân và khả năng của chính mình nhưng ít phô trương, tự mãn
- Biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, biết yêu thương mình
- Luôn tự khen ngợi để động viên chính mình nhưng không yêu cầu người khác phải công nhận
- Kiêu ngạo khi được khen ngợi nhưng dần trở lại bình thường sau vài tuần
- Luôn ưu tiên chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần và đặt lợi ích bản thân lên hàng đầu
- Khó chịu với sự chỉ trích, thất bại nhưng biết tiếp thu, học hỏi và cố gắng hoàn thiện bản thân.
- Dù yêu thương bản thân nhưng vẫn biết thể hiện sự quan tâm và có sự đồng cảm với người khác.
2. Biểu hiện của người tự luyến không lành mạnh
Biểu hiện của người tự luyến như sau:
- Tỏ ra giàu có, thông minh, tài giỏi, có địa vị hoặc phô trương vẻ đẹp của ngoại hình
- Tập trung bản thân cực độ, liên tục nói về chính mình
- Tự phụ, có cảm giác vượt trội, tin rằng mình có quyền được đối xử đặc biệt
- Thích được người khác khen ngợi hoặc ngưỡng mộ
- Gặp khó khăn trong việc đồng cảm với người khác
- Thường khoe khoang, phóng đại thành tích của chính mình
- Dựa vào người khác để duy trì cái nhìn tích cực của bản thân
- Thường cảm thấy ghen tị với ưu điểm, sự thành công của người khác.
3. Biểu hiện của người rối loạn nhân cách tự luyến
Rối loạn nhân cách ái kỷ là mức độ cao nhất trong quang phổ này. Người mắc loại rối loạn này có tất cả các đặc điểm của tính cách tự luyến. Đồng thời, các đặc điểm này có tần suất và mức độ cao. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và các mối quan hệ của người bệnh.
Biểu hiện của người mắc bệnh tự luyến:
- Ý thức tự tôn quá mức, phóng đại, thổi phồng thành tích, tài năng quá mức
- Luôn bận tâm với những tưởng tượng về sự thành công, vẻ đẹp, quyền lực, sự giàu có
- Tin rằng mình đặc biệt, độc đáo và là duy nhất, chỉ giao lưu với người cùng tầng lớp
- Khát vọng được ngưỡng mộ quá mức, mong đợi người khác phục tùng, đáp ứng nhu cầu của họ
- Kỳ vọng vô lý, tin rằng mình có đặc quyền, cho rằng mình là ngoại lệ của quy tắc, cao hơn luật pháp
- Lợi dụng, bóc lột người khác mà không thấy tội lỗi. Thích thao túng tình huống, hay tấn công cá nhân, bóp méo sự thật, gây hiểu lầm, đổ lỗi.
- Thiếu sự đồng cảm, không muốn thừa nhận nhu cầu, cảm xúc của người khác. Đôi khi hả hê khi thấy người khác đau khổ, vùng vẫy trong khó khăn, tuyệt vọng.
- Ghen tị, đố kỵ với người khác, hoặc cho rằng người khác ghen tị với mình
- Thái độ kiêu ngạo, luôn miệt thị, chỉ trích, xem thường, hạ thấp lòng tự trọng của người khác.
Bệnh tự luyến là gì? Phân loại
Bệnh tự luyến là một bệnh lý rối loạn sức khỏe tâm thần khiến một người trở nên tự tôn chú ý đến bản thân quá mức, khát khao được ngưỡng mộ, tin rằng mình độc đáo, duy nhất và thiếu sự đồng cảm với người khác.
Bệnh tự luyến hay rối loạn nhân cách ái kỷ là loại rối loạn nhân cách thuộc nhóm B. Được đề cập chi tiết trong DSM-5-TR. Đây là bệnh lý nghiêm trọng và phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến bản sắc và các mối quan hệ lành mạnh của người bệnh. Đặc biệt, bệnh tự luyến tác động tiêu cực đến nạn nhân của người mắc bệnh.
Những hành vi ái kỷ liên tục ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người xung quanh. Việc sử dụng cụm từ chủ nghĩa tự luyến để mô tả một người nào đó khiến bạn cảm thấy hơi khó chịu là không nên. Vì điều này sẽ làm giảm thiểu mức độ tổn thương của nạn nhân.
Tự luyến có thể được chia thành nhiều loại như:
- Tự luyến phô trương (Grandiose Narcissist): Có cái tôi lớn, thường thổi phồng bản thân. Khát vọng được chú ý, khen ngợi, luôn muốn gây ấn tượng.
- Tự luyến dễ tổn thương (Vulnerable Narcissist): Có vẻ ngoài tự tin nhưng thực tế lại yếu đuối, dễ tổn thương, sợ bị bỏ rơi, nhạy cảm với lời phê bình.
- Tự luyến ác tính (Malignant Narcissist): Có tính ái kỷ kết hợp với sự thù địch và thiếu đạo đức. Tàn nhẫn, bạo lực, thích kiểm soát hoặc hủy hoại người khác.
- Tự luyến ngầm (Covert Narcissist): Cảm thấy mình đặc biệt xứng đáng nhưng không phô trương ra ngoài, che giấu tính ái kỷ bằng vẻ ngoài khiêm tốn.
- Tự luyến cộng đồng (Communal Narcissist): Cho rằng bản thân có đạo đức và lòng nhân ái vượt trội.
- Tự luyến tâm linh (Spiritual Narcissist): Cho rằng bản thân có khả năng đặc biệt trong lĩnh vực tâm linh, coi mình là người được trời chọn, là chúa cứu thế…
- Tự luyến cơ thể (Somatic Narcissist): Chú trọng quá mức đến ngoại hình, phô trương vẻ bề ngoài.
Nhìn chung, tự luyến là một nhóm đặc điểm tính cách con người. Bản thân nó không phải là một vấn đề tâm lý và chỉ được xem là bệnh khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-5. Tuy nhiên, từ này hiện có xu hướng bị lạm dụng quá mức trong xã hội hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ và phân biệt được tự luyến và bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 tác hại của bệnh ái kỷ tới cuộc sống của bạn
- Bài test rối loạn nhân cách ái kỷ - Kiểm tra độ tự luyến
- 15 cách đối phó với người ái kỷ đơn giản mà hiệu quả
Nguồn tham khảo:
- https://www.verywellhealth.com/narcissistic-personality-disorder-types-5213256
- https://www.abc.net.au/news/2024-08-05/the-rise-of-the-term-narcissist/104075888
- https://www.psychologytoday.com/intl/blog/communication-success/201908/difference-between-a-narcissist-vs-narcissistic-behavior