Ngạt thở, ngợp thở, nghẹt thở hay ngộp thở nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ dẫn đến thiếu oxy cho não và tim, gây nguy hiểm cho tính mạng. Hiểu đúng về tình trạng này sẽ giúp bạn có cách điều trị và sơ cứu nếu gặp phải triệu chứng trên.
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
- 1. Ngộp, ngạt, nghẹt, ngợp thở là gì?
- 2. Nguyên nhân gây ngộp thở, ngạt thở, nghẹt thở, ngợp thở
- 2.1. Bệnh lý hô hấp
- 2.2. Yếu tố ngoại cảnh tác động
- 2. Biện pháp khắc phục tình trạng ngợp thở, nghẹt thở, ngộp và ngạt thở
- Cách trị bệnh khó thở khi ngủ dễ như trở bàn tay
- Tràn khí màng phổi - Biến chứng nguy hiểm của các bệnh lý hô hấp!
- Góc giải đáp: Triệu chứng thở mạnh là bệnh gì???
1. Ngộp, ngạt, nghẹt, ngợp thở là gì?
Ngộp thở, ngạt thở, nghẹt thở và ngợp thở là bốn từ đồng nghĩa để chỉ chung trạng thái khó thở,thở nông và chậm, có khi dẫn đến ngừng thở, mặt và môi tím tái do thiếu oxy trầm trọng.
Một số bệnh nhân mô tả bằng cảm giác ngực bị bó chặt, không khí không vào phổi hay không đủ không khí để thở.
2. Nguyên nhân gây ngộp thở, ngạt thở, nghẹt thở, ngợp thở
Ngạt thở do bị một tai nạn bất ngờ như đuối nước, hít phải khí độc nhưng đây cũng là triệu chứng bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Vậy có những nhóm nguyên nhân cụ thể nào gây ra hiện tượng trên?
2.1. Bệnh lý hô hấp
- Tắc nghẽn đường hô hấp trên: Bao gồm tắc nghẽn khí quản, thanh quản và vùng hầu họng. Triệu chứng điển hình của bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính là có tiếng thở rít vào, thở nhanh và nông hoặc thở chậm. Nếu bệnh nặng thì bệnh nhân sẽ thấy nghẹt thở, có hiện tượng thở ngáp.
- Cơn hen phế quản: đây là bệnh lý viêm mạn tính của phế quản, các cơ phế quản co thắt và tăng tiết chất nhầy gây hẹp đường hô hấp dẫn đến tình trạng ngạt thở có hồi phục. Người bệnh lên cơn hen phế quản sẽ thấy lồng ngực căng ra, các cơ hô hấp nổi lên và có tiếng thở rít kéo dài rất điển hình. Cơn hen có thể kéo dài hoặc ngắn tùy từng bệnh nhân.
Hen phế quản gây ngạt, ngộp, nghẹt, ngợp thở
- Tràn khí màng phổi: là hiện tượng không khí rò rỉ vào khoảng không giữa phổi và lồng ngực gây áp lực lên phổi làm phổi xẹp một phần hoặc toàn phần. Bệnh nhân cảm thấy đột ngột đau ngực dữ dội như bị dao đâm, choáng váng, khó thở và ngợp thở.
>>> Mời bạn xem thêm:
- Triệu chứng hen phế quản
- Triệu chứng của COPD - bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính
- Triệu chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính
2.2. Yếu tố ngoại cảnh tác động
- Ngạt nước: có thể nguyên nhân là không biết bơi bị ngã xuống nước làm nạn nhân đuối nước hoặc lặn quá sâu dẫn đến ngạt nước. Nước tràn vào phổi khiến bệnh nhân không thể thở được. Nếu không được cấp cứu kịp thời nạn nhân sẽ tử vong.
Nạn nhân bị vùi lấp trong sự cố sập hầm mỏ, thảm họa thiên tai…: do không gian bít và kín bụi bặm không có dưỡng khí nên không cung cấp đủ oxi cho não và tim hoạt động, trường hợp này nạn nhân cũng sẽ tử vong do nghẹt thở tương tự như khi bị đuối nước.
- Do hít phải khí độc như CO, CO2, NH3 : các khí này thường sinh ra trong các đám cháy làm nạn nhân bị ngộp thở, nếu hít phải lượng lớn sẽ gây ngộ độc và nguy hiểm đến tính mạng.
- Do có dị vật trong đường thở: tai nạn này thường gặp ở trẻ nhỏ tuối do trẻ thường có thói quen đưa bất kì vật gì trong tay vào mồm hoặc do bị sặc thức ăn khi ho,…những dị vật này rơi vào đường thở hay thực quản sẽ làm tắc nghẽn đường thở.
Ngạt thở do hóc dị vật khi ăn uống
- Do tác dụng phụ của thuốc: một số thuốc sẽ gây co thắt phế quản làm khởi phát cơn hen nặng ở bệnh nhân bị hen suyễn hoặc là nguyên nhân gây ra triệu chứng hen ở bệnh nhân chưa từng bị hen trước đó làm bệnh nhân bị ngợp thở. Đây là những thuốc rất phổ biến như thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc điều trị bệnh tim mạch và huyết áp…mức độ phản ứng có hại của các thuốc này phụ thuộc vào cơ địa từng người bệnh cũng như liều lượng dùng.
2. Biện pháp khắc phục tình trạng ngợp thở, nghẹt thở, ngộp và ngạt thở
Triệu chứng khó thở trên có thể tự phục hồi sau khi dùng thuốc trong một số trường hợp sẽ rất nguy hiểm nếu không có biện pháp khắc phục.
Nếu nguyên nhân là bệnh hen thì cần dùng các thuốc giãn cơ trơn phế quản, tránh tiếp xúc với các dị tố có thể gây khởi phát cơn hen như lông chó mèo, phấn hoa…
Đối với các bệnh lý đường hô hấp khác thì bạn nên đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp vì các bệnh gây nên tình trạng ngạt thở như trên đều khá phức tạp và nguy hiểm.
>>> Lời Khuyên:
- Khám và chẩn đoán viêm phế quản cấp và mạn tính ở đâu tốt nhất? Xem tại Chẩn Đoán Viêm Phế Quản
- Khám bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD khi nào và ở đâu tốt nhất? Xem tại Khám COPD
- Khám và chẩn đoán hen phế quản ở đâu tốt nhất? Xem tại Chẩn đoán hen phế quản
Đối với trường hợp bị ngạt do đuối nước, bị vùi lấp thì phải có biện pháp sơ cứu ngay lập tức là hô hấp nhân tạo cho nạn nhân, thực chất là việc đưa không khí ở ngoài vào phổi để thay thế cho hô hấp tự nhiên ở người bị nạn. Có hai phương pháp phổ biến và dễ thực hiện đó là hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực. Cần duy trì sơ cứu liên tục cho đến khi bệnh nhân tự thở được và đưa đi cấp cứu ở bệnh viện gần nhất.
Tránh làm việc trong môi trường nhiều khói bụi hoặc khí độc, nếu cần thiết phải có phương tiện bảo hộ lao động thích hợp đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Không được tự ý sử dụng thuốc bừa bãi nếu chưa biết rõ tình trạng và tiền sử bệnh của mình, đặc biệt là người bệnh hen để hạn chế tác dụng ngoại ý đáng tiếc của thuốc gây ra các cơn nghẹt thở, ngộp thở rất nguy hiểm.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản và biệm pháp khắc phục tình trạng ngộp, nghẹt, ngạt, ngợp thở đơn giản mà bạn có thể áp dụng. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp được thông tin bổ ich cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của mình.
Tránh môi trường khói bụi gây ngạt, ngộp thở
Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì về bệnh lý hô hấp mãn tính như hen phế quản, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản, vui lòng gọi tới tổng đài 18000055 sẽ được tư vấn tận tình.
Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:
- 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
- Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
- Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu.
Để tìm mua sản phẩm Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800.0055 gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.
Bạn cũng có thể xem Điểm bán Bảo Khí Khang để tìm nơi mua gần với bạn nhất.
* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Trên đây là 7 bước để bạn có thể phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Duy trì những thói quen này chắc chắn sẽ giúp bạn có một lá phổi khỏe mạnh hơn.
Ds. Thu Hương