Trẻ trâu là một thuật ngữ khá quen thuộc dùng để chỉ tính cách con người trên mạng xã hội và đời thực. Vậy trẻ trâu là gì? Có những dấu hiệu nào để nhận biết trẻ trâu chính hiệu.
Trẻ trâu là gì?
Trẻ trâu là gì? Trẻ trâu (trong tiếng Anh là Premature) chỉ những người thích thể hiện bản thân một cách thái quá, hay ra vẻ ta đây, có những hành động ngông cuồng, thiếu suy nghĩ. Những người có tính cách trẻ trâu hay còn gọi là sửu nhi thường không biết phân biệt đúng sai, luôn cố chấp làm theo ý mình và không chịu nghe lời.
Để phân tích về trẻ trâu nghĩa là gì, chúng ta có thể tách từng từ ra để giải nghĩa một cách chính xác. Trong tiếng Việt, "trẻ" là từ để chỉ những người có tính cách trẻ con và mau nước mắt. Dù đã lớn nhưng tính tình vẫn thiếu đi sự trưởng thành, chững chạc, hay tỏ vẻ khoe mẽ, ra oai trước mặt người khác.
Còn từ “trâu” trong trường hợp này có thể hiểu theo câu thành ngữ “Đàn gảy tai trâu” để chỉ những người có tích cách bảo thủ, không bao giờ nghe lời khuyên bảo mà chỉ thích làm theo ý mình.
Từ đây, bạn có thể hiểu trẻ trâu là như thế nào, trẻ trâu là cụm từ để chỉ những người có tính cách và hành động cực kỳ trẻ con, bồng bột, suy nghĩ nông nổi không phù hợp với lứa tuổi. Những hành động ấy chủ yếu là tự phát, dựa trên cảm xúc nhất thời nhiều hơn.
Trẻ trâu thường có tính cách bồng bộc, thiếu suy nghĩ (Nguồn: Sưu tầm)
Ngoài ra, Theo từ điển từ khóa search, từ "trẻ trâu" được dùng với mục đích để nói lên những người ngoan cố, lì lợm, cho sai vẫn cố cãi thể hiện ta luôn luôn là đúng. Hiện nay từ "trẻ trâu" nghe có vẻ nặng nề nên đã được biến tấu và sử dụng theo từ Hán Việt mới là "sửu nhi".
Nguồn gốc tư “trẻ trâu” có từ khi nào?
Trong thời gian gần đây, cụm từ trẻ trâu đã chuyển biến nghĩa, thành từ lóng, dùng để chỉ những người có cuộc sống gian truân, vất vả thời thơ ấu hoặc những đứa trẻ năng động, gan lì, thậm chí là ăn chơi, nghịch phá: "Đã từng một thời trẻ trâu, Trộm cam trộm mít nhảy cầu tắm sông" (Vinh trong ký ức: Vinh Xưa, tr. 297, Phạm Xuân Cần chủ biên); "Một đám trẻ trâu, ong ve chạy những chiếc xe phân khối lớn" (Dế hèn giang hồ ký, chương 17, tác giả Chi Chi (2016)…
Hiện nay, do từ lóng trẻ trâu mang ý nghĩa tiêu cực, nghe có vẻ nặng nề nên người ta đã nghĩ ra cách gọi khác bằng từ Hán Việt là sửu nhi, vì họ nghĩ rằng sửu là trâu, còn nhi là đứa trẻ. Song, trên thực tế, hai từ lóng này không hoàn toàn đồng nghĩa, sửu nhi không có nghĩa là trẻ trâu.
Trong Hán ngữ, sửu (丑, chǒu) là con bò chứ không phải con trâu. Một thời gian dài nhiều người đã ngộ nhận sửu (丑) là trâu vì cho rằng sửu tương ứng với ngưu. Thủ phạm của sự hiểu lầm này có lẽ bắt nguồn từ quyển Tam Thiên tự do Ngô Thời Nhiệm biên soạn: ngưu trâu, mã ngựa. Xin lưu ý, Sửu là chi thứ hai trong Thập nhị chi, chỉ có ở Việt Nam con giáp này mới "bị" hiểu là con trâu, song ở Nhật Bản con giáp đó là ushi (うし), viết theo Kanji là 牯 (con bò); còn ở Hàn Quốc là chug (축), cũng có nghĩa là con bò.
Trong Hán ngữ, cụm từ sửu nhi có 2 cách viết: 丑儿 và 丑兒, phát âm theo tiếng Quan Thoại (Bắc Kinh) đều là chǒu er. Song, 2 cụm từ này không có nghĩa là sửu nhi (trẻ trâu) mà được người Trung Quốc dùng để chỉ đứa trẻ xấu xí, vì chữ 丑 ngoài âm Hán Việt là sửu, còn có âm là xú (xấu xí).
Trẻ trâu tiếng Anh là gì?
Trẻ trâu trong tiếng Anh là “young punks”
Trẻ trâu tiếng Nhật là gì?
Trẻ trâu trong tiếng Nhật là “雄牛の頭の子供”
Trẻ trâu dùng để chỉ ai?
Thuật ngữ trẻ trâu có thể ám chỉ bất kỳ đối tượng nào, không phụ thuộc vào độ tuổi, mà chủ yếu dựa trên cách họ thể hiện tính cách bảo thủ, cố chấp và khó chịu đối với ý kiến hay thay đổi.
Thuật ngữ "trẻ trâu" thường được sử dụng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày ở Việt Nam để mô tả người có tính cách bảo thủ, cứng đầu, không chịu lắng nghe ý kiến của người khác và thường thể hiện sự non trẻ trong cách ứng xử và suy nghĩ. Điều này không chỉ giới hạn độ tuổi mà còn liên quan đến tính cách và hành vi của người đó.
Tính “trẻ trâu” có xấu không?
Ngoài thắc mắc trẻ trâu nghĩa gì thì nhiều người còn đặt ra câu hỏi :"Tính “trẻ trâu” có xấu không?
Người có tính cách trẻ trâu thường có những hành động, suy nghĩ, lời nói khiến người khác cảm thấy ngán ngẩm, khó chịu, rơi vào trạng thái không muốn nói gì với họ. Mặc dù không hòa toàn ghét bỏ nhưng người có tính cách trẻ trâu thường không được lòng số đông.
Trong một cuộc nói chuyện, người trẻ trâu sẽ lựa chọn không quan tâm bất kỳ một ai. Thay vào đó, họ thường thao thao bất tuyệt, tập trung khoe mẽ, thậm chí phóng đại những điều mình có.
Họ luôn coi mình là nhất, người khác phải thực hiện theo ý kiến mà họ đưa ra. Tính cách nông nổi, không có sự lắng nghe khiến họ giống như một đứa trẻ lên ba, không biết bất cứ thứ gì.
Song để đánh giá tính trẻ trâu có xấu hay không thì bạn cần xem xét dựa trên mức độ tổn hại đến người khác nhưng đa phần là mặt tiêu cực.
Tính cách nông nổi, không có sự lắng nghe khiến họ giống như một đứa trẻ lên ba
Phân biệt giữa “trẻ trâu” và “trẻ nghé”?
Nhiều người thường hiểu hai cụm từ trẻ trâu và trẻ nghé là giống nhau. Tuy nhiên, hai cụm từ này lại có sự khác biệt hoàn toàn về ý nghĩa. Để phân biệt giữa trẻ trâu và trẻ nghé, bạn cần hiểu về bản chất, ý nghĩa thực sự của nó.
Nếu như trẻ trâu là cụm từ, một thuật ngữ mà các bạn trẻ thường gọi để chỉ những người có tính cách bồng bột, thiếu suy nghĩ, mọi lời nói giống như trẻ con. Một số nhóm trẻ trâu còn thường hành động theo cảm tính, có thể gây nguy hiểm nhất định cho người khác. Còn “trẻ nghé” được hiểu là cách nói ví von để chỉ những anh hùng bàn phím trên mạng xã hội. Nhóm đối tượng này thường buông những lời bịa đặt, nói xấu, đưa ra các quan điểm gay gắt để thỏa mãn bản thân. Trẻ nghé thường “ẩn danh” hoặc sử dụng các tài khoản giả để bình luận, tranh luận đa phần tiêu cực trên các nền tảng mạng xã hội.
Dâu hiệu của trẻ trâu khi thất tình (Nguồn: Sưu tầm)
Những dấu hiệu nhận biết trẻ trâu
Dấu hiệu nhận biết trẻ trâu trên Facebook
Trẻ trâu chắc chắn là cụm từ gây xôn xao cộng đồng mạng thời gian gần đây. Chỉ cần lướt Facebook là bạn đã bắt gặp đủ các nhóm người "trẻ trâu". Một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết trẻ trâu chính hiệu.
- Tốt nghiệp đại học Bôn Ba, làm việc tại học viện hàng không (nhưng ăn chơi lêu lổng), hội phát cuồng…, đồ ngốc đó anh yêu em, học ở trường đời, đồ ngốc tớ yêu cầu,...
- Ảnh đăng Facebook thường là nửa khuôn mặt, mím môi, má sưng, mắt trợn trừng và cần được chỉnh sửa bằng nhiều ứng dụng chỉnh sửa ảnh tức thì.
- Tên Facebook được đặt phải đi kèm với các từ như: baby, baby, cute, cool... thậm chí đôi khi còn có thêm chữ "s", "ss" hoặc các ký hiệu khó hiểu.
- Facebook cá nhân thường xuyên chia sẻ về trạng thái ngôn tình, thất tình mùi mẫn nhưng thực tế thì không phải sự thực.
- Đăng ảnh, viết status thả thính như “Tết Trung thu sao đi làm lồng đèn, qua rước em đi!”,
- “Em làm gì đã có người yêu, em còn đang sợ ế đây này” hay “Đang buồn đang chán, ai tán đổ luôn”...
- Đặt trạng thái quan hệ hẹn hò: đang trong mối quan hệ mập mờ với một ai đó, đã kết thúc một mối quan hệ,..
- Thường xuyên comment trên Facebook bằng những câu chửi thề và vờ như biết mọi chuyện.
- Nhắn tin, đăng status bằng teencode, cú pháp lẫn lộn, cách xưng hô sến súa “cún yêu, con khủng long bé nhỏ của anh,...”
Dấu hiệu trẻ trâu trên Facebook
Cách nhận biết trẻ trâu trên TikTok
Không chỉ trên Facebook, TikTok cũng là một trong những nền tảng của nhiều bạn có tính cách “trẻ trâu”. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ trâu trên TikTok thường thấy:
- Tên tài khoản dạng Teencood, chứa ký tự đặc biệt, hoa cành
- Nội dung video nhảm nhí, nhạt nhão, không mang đến bất kỳ thông điệp nào
- Video xuất hiện nhiều câu nói văng tục, chửi thể
- Nội dung video xoay quanh những kiểu nhảy nhót lố lăng, nhạc một đằng, động tác một kiểu.
- Sử dụng tài khoản Clone đi bình luận dạo, công kích người khác.
Dấu hiệu trẻ trâu trên nền tảng Tiktok
Dấu hiệu nhận biết trẻ trâu ngoài đời thực
Thông qua ngoại hình, tác phong, cách nói chuyện và ăn mặc, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết những đối tượng trẻ trâu. Một số cách nhận biết trẻ trâu ngoài đời như sau:
- Đăng ảnh mặc trang phục Dôn Chề, quần rách, cắt tóc Khá Bảnh, sử dụng đồ Fake, nhuộm tóc xanh - đỏ - tím - vàng.
- Yêu thích những trang phục, áo quần in hình đại bàng, họa tiết con hổ
- Xăm kín mình với những họa tiết đại bàng, rồng phượng, hổ báo,...
- Cách nói chuyện bất cần, ngỗ ngược, không coi ai ra gì
- Thường dành thời gian cho những việc vô bổ như chơi game, đánh nhau, đua xe,...
Những mẫu áo đại bàng rất được nhóm bạn trẻ này yêu thích
Làm gì để không bị xem là một người “trẻ trâu”?
Để tránh bị xem là một người "trẻ trâu" và tạo ấn tượng tích cực với người khác, bạn có thể thực hiện những bước sau:
Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác:
Hãy mở lòng và chấp nhận ý kiến từ mọi người xung quanh bạn.
Tránh tình trạng cứng đầu, không chấp nhận sự thay đổi và hãy sẵn sàng thay đổi quan điểm nếu cần.
Phát triển tính chủ động và trách nhiệm:
Hãy thể hiện sự chủ động trong cách tiếp cận vấn đề và giải quyết nó một cách xây dựng.
Đảm bảo rằng bạn có trách nhiệm với hành động của mình và không trách người khác khi có vấn đề xảy ra.
Học cách giải quyết xung đột:
Thực hành kỹ năng giải quyết xung đột một cách hiệu quả và xây dựng mối quan hệ tích cực với người khác.
Tránh hành động tự giác và quyết định mọi vấn đề theo cách cá nhân mà không xem xét ý kiến của đồng đội.
Thể hiện sự trưởng thành:
Phát triển sự trưởng thành trong suy nghĩ và hành động của bạn.
Đối mặt với thách thức và khó khăn một cách tích cực và xây dựng từ trải nghiệm của mình.
Học từ kinh nghiệm và phản hồi:
Chấp nhận phản hồi một cách xây dựng và sử dụng nó để phát triển bản thân.
Học từ những kinh nghiệm tiêu cực và cố gắng tránh lặp lại những sai lầm trước đó.
Bằng cách thực hiện những hành động này, bạn có thể xây dựng hình ảnh tích cực về bản thân và tạo ra một môi trường hòa nhập và tích cực trong giao tiếp với người khác.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ của giới trẻ: “trẻ trâu là gì”. Từ đó giúp ích cho bạn tránh sử dụng sai nghĩa hoặc gây hiểu lầm với người khác khi giao tiếp.
Linh Nguyễn
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Loading...