Khuỷu tay bị cong bẩm sinh thường được gây ra bởi hội chứng Turner hoặc hội chứng Noonan. Thông thường, biến dạng khuỷu tay không cần điều trị nếu không chèn ép vào dây thần kinh hoặc di lệch. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ hơn về dấu hiệu, phương pháp chẩn đoán cũng như điều trị tình trạng khuỷu tay bị cong bẩm sinh trong bài viết dưới đây nhé!
Khuỷu tay bị cong là gì?
Khuỷu tay bị cong hay vẹo khuỷu tay là một thuật ngữ để chỉ sự biến dạng ở vùng khuỷu tay. Trong đó, khối lồi cầu xoay ngoài hoặc xoay trong (gập góc quá mức) khiến cho cẳng tay (đoạn xa của cánh tay) bị di lệch ra khỏi mức độ bình thường khi duỗi tay.
Tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể mà cẳng tay có thể hướng về phía đường giữ của cơ thể (gọi là vẹo khuỷu cubitus varus) hoặc lệch khỏi cơ thể (vẹo khuỷu cubitus valgus).
Trên lâm sàng, góc gập lớn hơn hoặc nhỏ hơn từ 5 - 15 độ thì sẽ được chẩn đoán là khuỷu tay bị cong vẹo. Tình trạng biến dạng này thường thấy rõ hơn ở nữ giới.
Trong nhiều trường hợp, cong vẹo khuỷu tay không cần điều trị. Trong trường hợp biến dạng nghiêm trọng hoặc chèn ép vào dây thần kinh cánh tay và gây ra biến chứng thì bác sĩ có thể cân nhắc đến phẫu thuật và cố định khuỷu tay.
Cong vẹo khuỷu tay được chia thành 2 loại, bao gồm:
- Vẹo khuỷu tay vào trong: Đây là một dị tật của khuỷu tay, trong đó cẳng tay bị bị gập góc quá mức vào trong, cẳng tay hướng về phía đường giữ của cơ thể. Biến dạng này làm giảm góc mang của khuỷu tay và thường nhỏ hơn 5 độ.
- Vẹo khuỷu tay ra ngoài: Đây là một dị tật của khuỷu tay, trong đó cẳng tay bị lệch ra khỏi cơ thể khi duỗi cánh tay hoàn toàn. Những người mắc phải dị tật này sẽ có góc mang hoặc mức độ cánh tay lệch ra khỏi cơ thể lớn hơn 15 độ. Tình trạng này thấy rõ hơn khi mở rộng cánh tay và lòng bàn tay hướng lên phía trên.
Dấu hiệu nhận biết khuỷu tay bị cong vẹo
Ở người bình thường, trục quay của khuỷu tay thường hơi kéo dài, thông qua xương đòn và mỏm vịt mà xiên theo hướng giữ - bên. So sánh với trục dọc của cơ thể, góc mang của khuỷu tay và cẳng tay lệch sang một bên với độ lệch từ 5 - 15 độ. Ở nam giới thường là từ 5 - 10 độ và nữ giới là từ 10 - 15 độ.
Khuỷu tay bị cong vẹo thù người bệnh sẽ có những dầu hiệu và triệu chứng dưới đây:
- Khuỷu tay bị lệch ra khỏi cơ thể hoặc hướng về phía đường giữa của cơ thể khi gập góc ở khuỷu tay.
- Người bệnh thường không thấy đau đớn.
- Chi trên yếu.
- Một số hoạt động trong sinh hoạt bị hạn chế.
Ngoài ra, nếu có hiện tượng chèn ép các dây thần kinh, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như sau:
- Tê bì cánh tay;
- Đau đớn lan rộng;
- Xuất hiện cảm giác châm chích hoặc ngứa ran ở tay;
- Yếu chi;
- Cánh tay bị ảnh hưởng giảm khả năng vận động.
Nguyên nhân của tình trạng khuỷu tay bị cong bẩm sinh
Có hai nguyên nhân chính gây cong vẹo khuỷu tay là do bẩm sinh hoặc do chấn thương. Dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc về nguyên nhân của hiện tượng khuỷu tay bị cong bẩm sinh. Theo đó, chứng cong vẹo khuỷu tay và đặc biệt là chứng vẹo khuỷu tay ra ngoài thường có liên quan đến hai loại rối loạn bẩm sinh là:
- Hội chứng Turner: Hội chứng này xảy ra do rối loạn nhiễm sắc thể. Những người mắc phải rối loạn bẩm sinh này thường có tầm vóc bé và dậy thì muộn. Đồng thời, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng xương khớp, trong đó có vẹo khuỷu tay.
- Hội chứng Noonan: Đây là một rối loạn di truyền xảy ra do đột biến gengây ra. Người mắc phải hội chứng này thường bị chậm phát triển và có nguy cơ cao gặp phải biến dạng ở xương khớp.
Hiện tượng khuỷu tay bị cong vẹo có nguy hiểm không?
Khuỷu tay bị cong vẹo là mất thẩm mỹ, hạn chế chức năng của khớp khuỷu tay, từ đó làm giảm khả năng vận động cũng như tính linh hoạt của cánh tay. Trong trường hợp có chèn ép vào dây thần kinh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:
- Bệnh thần kinh Ulnar: Đây là một dạng rối loạn gây tổn thương dây thần kinh Ulnar. Biến chứng này thường xảy ra khi dây thần kinh Ulnar bị đè nén hoặc bị kích thích dẫn đến tình trạng châm chích, ngứa ran và yếu chi.
- Viêm liệt dây thần kinh Ulnar: Đây là tình trạng viêm mãn tính và thường gặp ở những người bị cubitus valgus. Người bệnh sẽ thấy tê yếu và đau đớn nghiêm trọng theo thời gian. Đồng thời, người bệnh sẽ bị mất cảm giác ở các ngón tay, đặc biệt là ngón áp út và ngón út khi viêm liệt dây thần kinh Ulnar tiến triển. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị mất khả năng phối hợp.
- Gãy xương: Tình trạng khuỷu tay bị cong nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ gãy xương cẳng tay hoặc gãy xương thứ phát, khuỷu tay không được ổn định và người bệnh phải chịu đau đớn.
- Teo cơ tay: Phạm vi vận động bị giảm và xuất hiện các triệu chứng thần kinh có thể gây yếu chi, đồng thời dẫn đến teo cơ tay.
Phương pháp điều trị khuỷu tay bị cong bẩm sinh
Người bệnh có thể không cần phải điều trị tình trạng khuỷu tay bị cong vẹo nếu:
- Không gây chèn ép lên các dây thần kinh;
- Sự di lệch ít và không gây ảnh hưởng lớn đến vận động.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp khác thì bác sĩ có đưa ra hướng điều trị như cố định khuỷu tay hoặc phẫu thuật cắt xương.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Khuỷu tay bị biến dạng nghiêm trọng;
- Tổn thương hoặc chèn ép dây thần kinh;
- Chức năng của khuỷu tay bị hạn chế.
Các lựa chọn trong phương pháp phẫu thuật, bao gồm:
- Cắt xương: Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt xương nhằm mục đích sửa chữa và định hình lại xương cho bệnh nhân. Điều này sẽ giúp thay đổi sự liên kết của khuỷu tay, đồng thời khắc phục biến dạng.
- Tạo xương: Đây là một thủ thuật giúp cho xương dài hơn được tạo ra từ một xương ngắn. Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để kéo xương được cắt. Sau quá trình này, xương mới sẽ phát triển nhanh chóng trong khoảng được để trống bởi chất đánh lạc hướng. Sau cùng, xương dài được tạo ra sẽ thay thế cho xương ngắn hơn.
- Giải nén: Phẫu thuật giải nén thường được chỉ định trong trường hợp người bệnh có tổn thương hoặc bị chèn ép dây thần kinh. Dây thần kinh trị sẽ được giải phóng trong quá trình này nhằm ngăn chặn biến chứng liệt.
Cố định
Phương pháp cố định xương thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị gãy xương khiến khuỷu tay bị cong vẹo và lành lại không đúng cách. Bác sĩ sẽ tiến hành nối lại xương của khuỷu tay bị gãy. Từ đó hướng dẫn xương gãy liền lại đúng cách và tránh tình trạng bị di lệch và gây ra những bất thường khác.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng của hiện tượng khuỷu tay bị cong bẩm sinh. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp cong vẹo khuỷu tay đều cần điều trị, chỉ khi tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến vận động cũng như sức khỏe của người bệnh thì bác sĩ có thể cân nhắc đến việc can thiệp ngoại khoa.