Ngày 17/5 hàng năm là ngày thế giới lên tiếng chống lại nạn kỳ thị và phân biệt đối xử với người thuộc cộng đồng LGBT bằng nhiều hành động ý nghĩa.
- Nguồn gốc của Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính, dị tính và chuyển giới
Trước khi được Liên Hợp Quốc công nhận, trong một thời gian dài ở Đức, ngày 17/5 được xem là Gay Day. Mãi cho đến ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Điều này là tín hiệu đáng mừng cho cộng đồng LGBT trên toàn thế giới.
Tận đến ngày 17/5/2014, với nỗ lực không ngừng của 24.000 cá nhân và các tổ chức về LGBT lớn như Hiệp hội đồng tính nữ và đồng tính nữ quốc tế ILGA, Ủy ban Nhân quyền Đồng tính và Đồng tính Quốc tế (IGLHRC), Hội nghị Thế giới của những người Do Thái LGBT và Liên minh Đồng tính nữ châu Phi, ngày 17/5 mới chính thức trở thành Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính, dị tính và chuyển giới (LGBT) - IDAHOBIT (International Day Against Homophobia, Biphobia, Interphobia & Transphobia) được Liên Hợp Quốc thông qua.
Ngày Quốc tế chống kì thị LGBT đã được chính thức công nhận tại nhiều nước nước như Canada, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Anh, Mexico, Costa Rica, Croatia, Hà Lan, Pháp, Luxembourg, Venezuela và Liên minh châu Âu EU,…. Ủy ban IDAHOBIT được hình thành ở nhiều nước để tổ chức các hoạt động hưởng ứng sự kiện này.
2. Ý nghĩa của IDAHOBIT
Mục đích chính của ngày IDAHOT là nhằm giúp nâng cao nhận thức của xã hội về nạn bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT trên phạm vi toàn cầu. Từ đó, sự kiện ngày 17/5 là tiền đề để tổ chức nhiều hoạt động vì LGBT với mong muốn thay đổi cách nhìn của xã hội và tác động đến các nhà hoạch định chính sách. Cách thức hưởng ứng ngày IDAHOT ở các nước có sự đa dạng để phù hợp với văn hóa, tôn giáo và xã hội của mỗi quốc gia. Năm 2013, sự kiện IDAHOT đã được tổ chức tại gần 120 quốc gia ở tất cả châu lục trên thế giới, trong đó hoạt động mạnh mẽ ở châu Âu và châu mỹ Latinh.
Những nhà hoạt động xã hội đã nhận xét tích cực về tác động và ý nghĩa của ngày IDAHOT đối với cộng đồng LGBT toàn cầu. Một nhà hoạt động người Sri Lanka chia sẻ: “Sự công nhận rộng rãi ngày IDAHOT cho phép các tổ chức tận dụng các chính sách hỗ trợ. Dựa trên sự công nhận của Chính phủ phương Tây, tất cả các Đại sự quán ở đây đã giơ cao lá cờ cầu vồng vào ngày 17/5 hằng năm”. Một nhà hoạt động khác ở Trung Quốc cho biết: “Ngày 17/5 là thời điểm duy nhất chúng ta, những người từ các tổ chức khác nhau ở nhiều quốc gia, cùng hành động vì một mục đích chung. Chúng ta có thể dành nhiều thời gian để nói về việc phải làm một điều gì đó, nhưng ngày 17/5 là thời điểm chúng ta hiện thực hóa chúng”.
3. Việt Nam với cộng đồng LGBTI
Việt Nam đã có những tiến bộ đáng khích lệ trong những năm gần đây. Sự kiện “Việt Pride” được tổ chức thường niên từ năm 2012, điều khoản cấm người cùng giới cưới nhau đã được dỡ bỏ năm 2014, và luật có hiệu lực từ năm 2015 đã cung cấp cơ sở pháp lý cho việc thay đổi bản dạng giới hợp pháp. Liên hợp quốc hoan nghênh Bộ Y tế và Bộ Tư pháp đã đã tham khảo ý kiến của cộng đồng LGBTI và các đối tác trong quá trình xây dựng Luật chuyển đổi giới tính.
Với vai trò chủ đạo của Bộ Y tế và Bộ Tư pháp, Việt Nam đã có bước tiến lớn trong việc thực hiện quyền được thừa nhận giới tính hợp pháp của người chuyển giới. Tuy nhiên, sự hiểu biết về sự đa dạng của cộng đồng chuyển giới và những người tự định xu hướng tính dục và bản dạng giới vẫn còn hạn chế. Vì vậy, LHQ mong muốn các cơ quan liên quan của Chính phủ tiếp tục khuyến khích sự tham gia của cộng đồng người chuyển giới, cha mẹ họ và các tổ chức xã hội dân sự vào vấn đề này.
Việc sửa đổi Bộ luật Lao động sắp tới cũng là cơ hội giúp chống phân biệt đối xử tại công sở liên quan đến xu hướng tình dục và bản dạng giới. Hơn nữa, LHQ tin vào hiệu quả của việc chấm dứt kỳ thị và phân biệt đối xử thông qua giáo dục, để có thể đảm bảo tốt hơn môi trường an toàn, bình đẳng và công bằng cho cộng đồng LGBTI. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe tâm thần, cũng cần được cải thiện để đáp ứng nhu cầu của người chuyển giới.
Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, ông Kamal Malhotra, nhấn mạnh rằng tất cả mọi người đều được sinh ra tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Vì vậy, việc đảm bảo công lý cho cộng đồng LGBTI là một phần quan trọng của các Mục tiêu Phát triển Bền vững và không để ai lại phía sau. Ông nói: “Liên Hợp Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực thúc đẩy bình đẳng và công bằng cho cộng đồng LGBTI, thiết lập nền tảng vững chắc để cộng đồng có thể tiếp cận đầy đủ các dịch vụ giáo dục, xã hội và y tế, cũng như các cơ hội cần thiết để thực hiện khát vọng và nguyện vọng của mỗi người. Liên Hợp Quốc cam kết xây dựng trong chính LHQ một môi trường làm việc nơi các nhân viên LGBTI có thể là chính mình và làm việc hiệu quả, trong sự hỗ trợ và hoàn toàn tôn trọng của tất cả các đồng nghiệp”. Cùng với tất cả các đối tác đã cam kết, Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tham gia vào ‘Liên minh Đoàn kết’ IDAHOT. Hãy chấm dứt kỳ thị người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính. Hãy tôn trọng sự đa dạng!
Nguồn: Sưu tầm