Với các tín đồ Phật giáo thực hiện lịch 10 ngày ăn chay trong tháng sẽ giúp thanh lọc cơ thể, xoa dịu tâm hồn và giữ tâm hướng thiện. Theo dõi để biết thực đơn chi tiết cho 10 ngày ăn chay cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Những lợi ích của ăn chay
Nhiều người cho rằng ăn chay không đảm bảo sức khỏe nhưng trên thực tế khi mọi người tuân theo chế độ ăn chay đủ chất dinh dưỡng cần thiết, chế độ ăn này có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Cùng khám phá một số lợi ích của chế độ ăn chay:
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Chế độ ăn chay đã được chứng minh là có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch theo nhiều cách khác nhau như giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm cholesterol.
Chế độ ăn chay có thể mang lại những lợi ích cho sức khỏe tim mạch này do thực phẩm có nhiều chất xơ và chất béo không bão hòa. Cả hai chất dinh dưỡng này đều giúp kiểm soát cholesterol trong cơ thể.
Giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2
Trong các nghiên cứu, việc tuân thủ chế độ ăn chay có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường từ 35% đến 53% .Thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường như thế nào? Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2 là béo phì và phân bố mỡ trong cơ thể. Mô mỡ sẽ khiến cơ thể kháng insulin nhiều hơn. Lúc này, chế độ ăn có nguồn gốc thực vật giúp giảm chất béo bão hòa và cholesterol, từ đó có thể giúp giảm mô mỡ, hạn chế mắc bệnh tiểu đường.
Quản lý cân nặng
Mặc dù việc ăn chay không hẳn giúp bạn giảm cân, nhưng nó có thể giúp bạn cắt giảm mô mỡ và calo rỗng để bạn có thể kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Tuy nhiên ăn chay vẫn có thể gây tăng cân nếu khẩu phần ăn của bạn quá lớn hoặc nếu bạn ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng calo cao hoặc nhiều chất béo. Để kiểm soát cân nặng tốt nhất, bạn nên áp dụng chế độ ăn chay phù hợp với sức khỏe và thành phần cơ thể của mình.
Tăng cường sức khỏe não bộ
Thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể giúp não bạn khỏe mạnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật hơn có thể liên quan đến tỷ lệ mắc chứng mất trí, bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức thấp hơn. Điều này có thể là do rau củ, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt giàu polyphenol, được phát hiện có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của các bệnh thoái hóa thần kinh.
Phòng ngừa ung thư
Ăn chay cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư. Thực vật chứa các chất hóa học thực vật có thể giúp bảo vệ tế bào của bạn khỏi bị tổn thương. Chúng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, giúp mọi người khỏe mạnh hơn. Thêm vào đó, chế độ ăn chay có thể giúp kiểm soát cân nặng là một yếu tố nguy cơ gây ung thư.
Ngoài ra, thịt đỏ và thịt chế biến có liên quan đến một số loại ung thư, bao gồm đại tràng, trực tràng, tuyến tiền liệt, tuyến tụy và dạ dày. Bằng cách loại bỏ những loại thịt này khỏi chế độ ăn uống của bạn, bạn có thể giảm nguy cơ ung thư.
10 ngày ăn chay trong tháng là những ngày nào?
Người ăn chay theo lịch Phật giáo thường chọn ăn chay vào các ngày lễ, rằm, mùng một, và các ngày khác trong tháng tùy theo truyền thống và quan điểm cá nhân. Số ngày ăn chay phụ thuộc vào lòng tin của mỗi người, không bắt buộc và không có quy định ép buộc các tín đồ của đạo Phật phải ăn chay vào đúng 10 ngày một tháng. Nhìn chung, việc chọn ngày ăn chay tùy thuộc vào bản thân mỗi người.
Với nhiều người tín Phật, họ chọn 10 ngày ăn chay trong tháng để nhắc nhở bản thân, tu tập và mở rộng lòng từ bi. Các ngày ăn chay diễn ra vào ngày mùng 1, mùng 8, ngày 14, ngày 15 (ngày rằm), ngày 18, ngày 23, ngày 24, ngày 28, ngày 29, và ngày 30. Đặc biệt trong 10 ngày ăn chay trong tháng, ngày 30 là ngày cuối tháng để nhắc nhở các Phật tử nhớ đến một tháng đã qua, nếu tháng đó không có ngày 30 thì có thể bỏ qua. Lưu ý ngày ăn chay tính theo âm lịch.
Bạn có thể thay đổi những ngày này tùy theo tôn giáo hoặc niềm tin cá nhân của mình. Một số người cũng chọn ăn chay vào những ngày lễ quan trọng khác hoặc theo lịch ăn chay riêng của họ.
Thực đơn 10 ngày ăn chay trong tháng
Ăn chay đem lại nhiều lợi ích sức khỏe thể chất và cả tinh thần. Nếu bạn chưa biết ăn gì trong 10 ngày ăn chay trong tháng thì có thể tham khảo thực đơn dưới đây và thay đổi theo sở thích cũng như nhu cầu dinh dưỡng của cá nhân bạn.
Ngày 1:
- Bữa sáng: Cháo trắng ăn kèm dưa leo và tàu hũ ky chiên giòn;
- Bữa trưa: Cơm trắng, canh rau ngót nấu nấm rơm, đậu hũ kho tiêu;
- Bữa tối: Bún riêu chay, rau sống.
Ngày 2:
- Bữa sáng: Bánh mì bơ đậu phộng, trái cây tươi;
- Bữa trưa: Cơm lứt, canh bí đao nấu rong biển, cải thìa xào tỏi;
- Bữa tối: Bánh cuốn chay, nước mắm chay.
Ngày 3:
- Bữa sáng: Sữa đậu nành và bánh bao chay;
- Bữa trưa: Mì xào giòn chay với nhiều loại rau;
- Bữa tối: Cơm trắng, canh chua rau, đậu hũ sốt cà chua.
Ngày 4:
- Bữa sáng: Cháo hạt sen;
- Bữa trưa: Cơm, canh bầu nấu nấm, nấm rơm kho gừng;
- Bữa tối: Lẩu chay, rau sống và bún tươi.
Ngày 5
- Bữa sáng: Súp bí đỏ;
- Bữa trưa: Cơm, đậu hũ chiên, cải xào nấm;
- Bữa tối: Phở chay.
Ngày 6
- Bữa sáng: Bánh mì kẹp nấm và rau;
- Bữa trưa: Cơm, canh cải thảo, cà tím nướng mỡ hành chay;
- Bữa tối: Cơm cuộn chay (sushi chay).
Ngày 7
- Bữa sáng: Cháo đậu đỏ;
- Bữa trưa: Mì udon chay, rau củ;
- Bữa tối: Canh rong biển, cơm, đậu hũ non xào rau củ.
Ngày 8
- Bữa sáng: Sữa hạt và bánh muffin chay;
- Bữa trưa: Cơm, đậu bắp luộc, nấm đông cô sốt tiêu xanh;
- Bữa tối: Cà ri chay ăn kèm bánh mì hoặc cơm trắng.
Ngày 9
- Bữa sáng: Bánh ướt chay;
- Bữa trưa: Cơm chiên thập cẩm chay, canh măng chua chay;
- Bữa tối: Bún mắm chay.
Ngày 10
- Bữa sáng: Cháo yến mạch với sữa hạt;
- Bữa trưa: Cơm, canh ngót nấu chay, đậu hũ kho tộ;
- Bữa tối: Lẩu nấm chay, bún tươi và rau sống.
Trên đây là thông tin về 10 ngày ăn chay trong tháng cũng như gợi ý thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho bạn. Chú ý rằng chế độ ăn chay phải được thiết kế đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe. Bạn nên bổ sung đủ protein thực vật từ đậu, nấm, hạt, và rau củ, cũng như các vitamin và khoáng chất từ các nguồn thực phẩm phong phú.
Xem thêm:
- Một số sai lầm thường gặp khi ăn chay mà bạn nên biết
- Bật mí cách ăn chay đủ chất không phải ai cũng biết