Chim chào mào là loài chim cảnh được khá nhiều người yêu thích tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người mới chơi chim chắc hẳn chưa biết cách phân biệt chào mào trông mái. Do đó, bài viết này HappyVet sẽ chia sẻ bí quyết phân biệt chào mào trống mái để bạn có thể lựa chọn được chú chim chào mào hot hay và căng lửa nhất.
- Hướng dẫn phân biệt chào mào trống mái
- 1. Phân biệt chào mào trống mái qua giọng hót
- 2. Phân biệt chào mào trống mái bằng hình ảnh/ ngoại hình
- 3. Phân biệt chào mào trống mái qua lông
- 4. Phân biệt chim chào mào trống mái bằng chim mồi
- Nên nuôi chim chào mào trống hay mái?
Chào mào rất phổ biến ở Châu Á, chúng hay ăn trái cây, côn trùng nhỏ và xuất hiện nhiều trên các cành cây với tiếng hót từ 1 - 4 âm tiết. Chào mào rất dễ nhận biết so với những loại chim khác với đặc điểm hai má trắng và phía trên là mảng trắng màu đỏ. Tại Việt Nam, chào mào có nhiều tên gọi khác nhau như: đít đỏ, chóp mũ đỏ, hoành hoạch mổng, chóp mào,... phân biệt chính xác chào mào trống mái là việc rất quan trọng.
Hướng dẫn phân biệt chào mào trống mái
Đối mới những bạn chơi chim lâu năm thì cách phân biệt chào mào trống mái không còn là vấn đề lo ngại, nhưng đối với những bạn mới chơi chim thì đây không phải là điều đơn giản. Thông thường, việc phân biệt trống mái được thể hiện qua 3 yếu tố: giọng hót, hình ảnh và lông, cụ thể như sau:
1. Phân biệt chào mào trống mái qua giọng hót
Đây là cách phân biệt chim chào mào trống mái chuẩn xác nhất. Giọng chào mào trống thường to, vang, gắt và có nhiều kiểu hót khác nhau. Chúng thường có âm cuối gắt và cao lên.
Trong khi đó, chim chào mào máu chỉ xổ bọng từ 3 - 4 âm, giọng hót của chúng không được cao gắt giống với con trống, âm cuối thường nhỏ và kéo dài ra.
CÁCH CHỌN CHIM CHÀO MÀO
2. Phân biệt chào mào trống mái bằng hình ảnh/ ngoại hình
Cách phân biệt chào mào non trống mái (hình ảnh minh họa)
- Chào mào trống
- Ngoại hình to hơn chim mái, người to, dài đòn, đuôi dài, mào cao, mắt dài, lông cánh dài đến 9cm.
- Dáng nhanh nhẹn, tháo vát.
- Đầu to, bộ mặt hung dữ, mỏ dài, mào cao.
- Lưỡi có hai chấm đen trở lên.
- Chào mào mái
- Thân hình nhỏ, đuôi ngắn, người ngắn, mắt tròn, lông cánh ngắn, mào thấp hơn con trống.
- Con mái chậm chạp hơn con trống.
- Đầu nhỏ, mỏ ngắn, mào thấp và có dáng cụp xuống.
- Bàn chân nhỏ nhắn, móng nhỏ nhìn rất mảnh mai.
- Lưỡi có nhiều nhất là hai chấm đen.
>>> THAM KHẢO NGAY: CÁCH THUẦN CHÀO MÀO BỔI
3. Phân biệt chào mào trống mái qua lông
- Chào mào trống
- Lông má dài từ 83 - 91 mm, đỏ và dày.
- Lông mào ở phía sau dài, có khoảng 1 - 3 sợi dài hơn hẳn so với phần lông bình thường.
- Lông đuôi dài, 12 cọng lông đuôi.
- Chào mài mái
- Lông má đỏ tươi và ngắn.
- Lông mào ở phía sau ngắn hơn so với con trống.
- Lông đuôi ngắn, 10 cọng lông đuôi.
- Chim mái có lông mềm mịn.
So sánh lông má của chào mào trống và mái
4. Phân biệt chim chào mào trống mái bằng chim mồi
Bạn đem một chú chim trống thuần chơi tốt ra chơi thử để phân biệt:
- Nếu con nào chớp canh và bu lồng đòi chơi kèm theo hót, ché thì đó 100% là con chim trống.
- Nếu con nào ngơ ngác, không muốn chơi thì đó có thể là con mái.
Ngoài ra, bạn có thể cầm chim trên lòng bàn tay rồi hướng bụng xuống đất để cho nó thả lỏng rồi bất ngờ lạt nó lên:
- Nếu là chào mào mái sẽ có thái độ rụt đầu vào một chút, bộ lông không có phản ứng gì.
- Nếu là chào mào trống thì nó sẽ phản ứng lại bằng việc rướn cổ lên để giữ thăng bằng, đồng thời lông đuôi sẽ có hiện tượng xòe ra.
>>> CÁCH NUÔI CHIM CHÀO MÀO CĂNG LỬA
Nên nuôi chim chào mào trống hay mái?
Sau khi nắm được cách phân biệt chào mào trống mái thì chắc nhiều bạn đang thắc mắc nên nuôi chim chào mào trống hay mái? Có những người thì thích nuôi chim chào mào mái, có người lại thích nuôi chào mào trống. Mỗi loại sẽ có những ưu điểm và thú vui riêng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nuôi chim hót hay, căng lửa thì nên chọn nuôi con trống.
Ngoài ra, khi chào mào trống đang lên lửa, bạn nên nuôi thêm con mái để kích thích cho chúng. Hoặc trong trường hợp con trống không chịu nên lửa thì bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này.
Nuôi chim chào mào mái kích trống căng lửa
Lưu ý khi chọn chim chào mào:
- Chọn chim lanh lợi, nhanh nhẹn
- Hai viền lông đen bên ngực do và dài
- Chọn mũ chim hình lân hoặc mũ rơm
- Chân chim phải to dài, tướng đòn dài
- Mỏ mỏng và ngắn
Trên đây là những chia sẻ của HappyVet về cách phân biệt chào mào trống mái mà nhiều người đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn. Xem thêm nhiều bài viết về cách chăm sóc chim chào mào tại website happyvet.vn.
ĐỌC THÊM
CHÀO MÀO VÙNG NÀO HÓT HAY NHẤT?
CÁCH BẪY CHIM CHÀO MÀO HIỆU QUẢ NHẤT
Tìm kiếm liên quan:
- Lưỡi chào mào trống
- Ảnh chào mào mái
- Mắt chào mào trống
- Cách chọn chào mào bổi đẹp
- Cách chọn chào mào má trắng trống