Chữ Duyên trong tiếng Hán
I. Chữ Duyên trong tiếng Hán là gì?
Chữ Duyên trong tiếng Hán là 緣, phiên âm yuán, mang nghĩa là duyên cớ, nguyên cớ, duyên phận, nguyên do. Đây là Hán tự chứa đựng nhiều ý nghĩa nội hàm sâu sắc. Duyên ở đây không phải là duyên dáng, mềm mại mà đó là kết quả đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Chữ Duyên trong tiếng Hán 緣 có dạng giản thể là 缘.
|
II. Cấu tạo chữ Duyên trong tiếng Hán
Nếu dựa theo lối chiết tự chữ Hán, chữ Duyên trong tiếng Hán 緣 bao gồm 3 bộ thủ:
-
- Bộ Mịch 糸: Sợi tơ.
- Bộ Hỗ 互: Qua lại, đan xen.
- Bộ Thỉ 豕: Con lợn.
➨ Giải nghĩa: Xét nguyên nghĩa, chữ Duyên trong tiếng Hán chính là sự gắn bó, kết nối (thường được hiểu theo ý nghĩa trai gái, kết duyên vợ chồng với nhau thì phải buộc chỉ cổ tay và có quà dẫn cưới là con lợn quay). Cho đến hiện tại, chữ Duyên 緣 vẫn được hiểu theo ý nghĩa là sự gắn bó, kết nối nhưng đó là kết quả đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau tạo thành.
III. Cách viết chữ Duyên trong tiếng Hán
Chữ Duyên trong tiếng Hán 緣 có tổng 15 nét, dạng giản thể 缘 còn 12 nét. Để viết chính xác Hán tự này thì bạn cần phải nắm vững được kiến thức về các nét cơ bản trong tiếng Trung và vận dụng tốt quy tắc bút thuận. Sau đây, PREP sẽ hướng dẫn bạn cách viết chữ Duyên 缘 giản thể dưới đây nhé!
Hướng dẫn nhanh | |
Hướng dẫn chi tiết |
IV. Quan niệm của Phật giáo về chữ Duyên trong tiếng Hán
Như đã nói, chữ Duyên trong tiếng Hán được nhắc đến nhiều trong Phật giáo. Các Phật tử cho rằng, mọi kết quả của con người đều do cơ duyên mà ra. Kết quả có được ngày hôm nay đều do cơ duyên của tiền kiếp.
Dựa theo quan niệm này, mọi việc không tự nhiên mà được hình thành mà đó là kết quả của cơ duyên. Nói dễ hiểu hơn, việc hôm nay xảy đến là cái tất yếu đến từ hôm qua, hôm kia hoặc ở kiếp trước.
Quan niệm này của Phật giáo được cho là khá giống với phép duy vật biện chứng với cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả. Thể theo ý nghĩa đó, người xưa có câu nói như thế này:
“Tu trăm năm mới được chung thuyền, tu ngàn năm mới được chung chăn gối”
Do đó, mọi sự việc trên đời này xảy ra như thế nào đều xuất phát từ nhân duyên và cơ duyên. Khi đã hữu duyên thì kiểu gì cũng sẽ được kết nối. Ngược lại nếu không có cơ duyên thì dù có cố gắng như thế nào cũng không mang đến kết quả gì.
Xét về ý nghĩa đó, người ta hay sử dụng từ ngữ “tùy duyên” (随缘). Hán tự này chính là sự tôn trọng quy luật nguyên nhân - kết quả chứ không phải là thái độ bỏ mặc, không hành động. Tùy duyên nhưng phải có sự hợp lý, đi về đúng với bản ngã, tâm hồn của mình chứ không phải là sự cố chấp.
Nói về chữ Duyên trong tiếng Hán, Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã từng nói:
“Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.
Tùy duyên là không cố chấp”
Tùy duyên là không cố chấp bởi cố chấp là khổ. Ngoài ra, người ta cũng truyền tai nhau câu nói “Vạn sự tùy duyên” 万事随缘 /Wànshì suíyuán/ cũng mang ý nghĩa như vậy. Hay để nói đến việc hai người có duyên gặp gỡ nhưng không có đủ phận để gắn bó với nhau cả đời thì sử dụng câu “Hữu duyên vô phận” 有缘无份 /Yǒu yuán wú fèn/.
Tham khảo thêm bài viết:
-
- Nguồn gốc, ý nghĩa và cách viết chữ Phật tiếng Hán (佛)
V. Từ vựng có chứa chữ Duyên trong tiếng Hán
PREP đã tổng hợp lại một số từ vựng có chứa chữ Duyên trong tiếng Hán. Mời bạn theo dõi và củng cố vốn từ nhanh chóng!
STT | Từ vựng có chứa chữ Duyên trong tiếng Hán | Phiên âm | Dịch nghĩa |
1 | 缘何 | yuánhé | Tại sao, vì sao |
2 | 缘分 | yuánfèn | Duyên phận |
3 | 缘故 | yuángù | Duyên cớ, nguyên do |
4 | 缘由 | yuányóu | Nguyên do, nguyên nhân, lý do, duyên do |
5 | 缘石 | yuánshí | Đường biên |
6 | 缘簿 | yuánbù | Số hóa duyên |
7 | 缘起 | yuánqǐ | Nguyên nhân, nguyên do, căn nguyên, nguồn gốc |
Như vậy, PREP đã giải mã chi tiết về chữ Duyên trong tiếng Hán. Có thể thấy đây là Hán tự mang nét ý nghĩa hay và sâu sắc. Hy vọng, những thông tin mà bài viết chia sẻ hữu ích cho những bạn đang trong quá trình học và nghiên cứu Hán ngữ.