Hẳn ai cũng đã từng trải qua cảm giác khó chịu khi phải nhịn tiểu ở những nơi không có nhà vệ sinh. May mắn thay, có một số cách có thể giúp bạn giảm bớt sự không thoải mái khi phải nhịn tiểu. Hãy cùng tìm hiểu cách nhịn tiểu khi đi xe mà không thể sử dụng nhà vệ sinh qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Điều chỉnh cơ thể là cách nhịn tiểu khi đi xe hiệu quả
Điều chỉnh cơ thể để giúp làm giảm cảm giác buồn tiểu nhanh chóng. Dưới đây là một số cách điều chỉnh tư thế giúp giảm buồn tiểu hiệu quả.
Tránh va chạm hoặc rung lắc cơ thể
Việc cử động quá nhiều trong thời điểm buồn tiểu có thể tạo áp lực lên bàng quang và gây khó chịu. Lúc này bạn cần tránh chơi đùa hoặc thực hiện các động tác mạnh trong tình huống này. Nếu bạn đang ngồi, hãy ngồi im và giữ yên tư thế nếu cảm thấy dễ chịu. Khi cảm thấy không thoải mái và cần đổi tư thế một cách nhẹ nhàng.
Hạn chế uống nước uống khi buồn tiểu
Uống nước rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng bạn cần tránh uống quá nhiều khi không cần thiết đặc biệt là khi đang buồn đi tiểu. Việc uống nước sẽ giúp tránh tạo thêm áp lực cho bàng quang khiến bạn càng buồn tiểu hơn. Hãy giữ cân bằng hợp lý giữa việc uống đủ nước và quản lý cảm giác buồn tiểu.
Hạn chế thực phẩm có thể gây khó chịu
Tránh ăn các thực phẩm có thể gây đau bụng hoặc kích thích tiểu tiện trước khi bạn lên đường. Bạn nên tránh ăn các thực phẩm như đậu, các loại mắm tôm, mắm ruốc, mắm nêm, thực phẩm sống, thực phẩm còn sót lại qua đêm, và nhiều loại trái cây và rau sống. Hạn chế việc tiêu thụ sữa khi bạn đang đói, vì sữa có thể làm tăng nhu cầu tiểu tiện.
Đi tiểu tiện trước khi lên xe
Đây là một cách hiệu quả để tránh tình trạng cần tiểu khi bạn đang trong xe. Trước khi bắt đầu hành trình dài hoặc tham gia vào các hoạt động quan trọng, hãy thực hiện việc đi đại tiện tại nhà hoặc tìm nơi công cộng có nhà vệ sinh sẵn sàng. Việc này sẽ giúp bạn có tâm trạng thoải mái và tự tin hơn, thay vì phải lo lắng về nhu cầu tiểu tiện khi bạn đã ra ngoài.
Thay đổi tư thế để bàng quang không bị chèn ép
Khi bạn đang nín tiểu, bạn có thể thay đổi tư thế để giảm áp lực lên bàng quang. Các tư thế khác nhau có thể giúp giữ nước tiểu trong bàng quang dễ dàng hơn. Hãy thử những cách sau đây:
- Bắt chéo chân khi đứng;
- Ngồi thẳng hoặc dựa vào lưng ghế;
- Luân phiên thay đổi tư thế khi ngồi.
Xì hơi nếu cần
Nếu bạn cảm thấy có khí tích tụ trong đường ruột, bạn có thể giảm áp lực lên bàng quang bằng cách xì hơi một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc xì hơi có thể làm mất kiểm soát tạm thời về bàng quang. Đừng thử xì hơi nếu bạn không chắc là có thể nín tiểu được.
Làm ấm cơ thể và hạn chế tiếp xúc với nước
Giữ cơ thể ấm là cách để giảm cảm giác buồn tiểu, bạn có thể quấn chăn để giữ ấm. Một hiện tượng gọi là "lợi tiểu mùa lạnh" có thể khiến bạn cảm thấy buồn tiểu nhiều hơn trong thời tiết lạnh. Bạn nên tránh tiếp xúc với nước lạnh để tránh kích thích cảm giác buồn tiểu.
Siết chặt cơ mông
Đây là một cách đơn giản để kiểm soát nhu cầu tiểu trong khi bạn đang đi xe. Bằng cách siết chặt cơ mông, bạn tạo áp lực lên chỗ phân ở trực tràng. Khi làm điều này, trực tràng sẽ căng ra hơn và ngăn chặn việc tiểu tiện. Đây có thể xem là một giải pháp tạm thời trong những tình huống cấp bách.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng điều này có thể không hiệu quả đối với một số người do cơ mông yếu. Trong trường hợp này, việc không kiểm soát được việc tiểu tiện có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nên bạn nên thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Đánh lạc hướng tập trung vào những thứ khác
Để giảm cảm giác buồn tiểu khi đi xa bạn nên đánh lạc hướng tập trung vào những thứ khác xung quanh.
Tập trung vào các vật xung quanh
Thay vì tập trung vào cảm giác buồn tiểu, bạn có thể chuyển tâm trí vào những vật khác xung quanh. Hãy tập trung vào hơi thở, cảm nhận ánh nắng mặt trời hay âm thanh của môi trường xung quanh. Bạn cũng có thể thực hành thiền hoặc các bài tập hít thở sâu để giúp tập trung tâm trí và giảm cảm giác buồn tiểu.
Đánh lạc hướng tư duy
Hãy tìm cách xua tan ý nghĩ về việc buồn tiểu hoặc nhà vệ sinh bằng cách làm những việc khác. Một số gợi ý đơn giản bao gồm đếm ngược từ 99, đọc thơ hoặc bài hát,... Tránh nghĩ đến nước, thác nước hoặc mưa, vì những hình ảnh này khiến cảm giác buồn tiểu tăng lên.
Tránh những tình huống khiến bạn cười
Khi bạn cười, cơ bàng quang có thể bị co thắt hoặc lỏng ra, tạo áp lực lên bàng quang và có thể làm xả nước tiểu. Tránh những tình huống khiến bạn cười nhiều, và tránh xem chương trình hài kịch khi bạn đang buồn tiểu. Nếu bạn thường xuyên bị đi tiểu không tự chủ, rối loạn tiểu tiện như són nước tiểu khi cười, hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu có nguyên nhân đằng sau hiện tượng này.
Rèn luyện bàng quang thường xuyên
Ngoài điều chỉnh cơ thể và đánh lạc hướng tập trung thì rèn luyện bàng quang thường xuyên cũng là một cách nhịn tiểu lâu khi đi xe hiệu quả. Dưới đây là các bước giúp bạn rèn luyện bàng quang để điều chỉnh thói quen đi tiểu của bạn:
Ghi "Nhật ký đi tiểu"
Trong khoảng 1 tuần, bạn hãy ghi chép lại thông tin về thói quen đi tiểu của mình để xây dựng biểu đồ. Theo dõi các loại nước uống bạn tiêu thụ, thời gian và lượng nước uống, cũng như thời gian và lượng nước tiểu. Sau vài ngày, dữ liệu này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen đi tiểu của mình.
Lập lịch đi tiểu
Dựa trên dữ liệu đã thu thập, bạn hãy lập lịch đi tiểu cho mình. Bạn có thể thử sắp xếp thời gian đi tiểu cách nhau khoảng 2 - 2.5 tiếng vào ban ngày. Ví dụ, bạn có thể quyết định đi tiểu khi thức dậy (6 giờ 30 sáng), khi đến nơi làm việc (9 giờ sáng), trước giờ nghỉ trưa (11 giờ 30 trưa), và cứ tiếp tục như vậy.
Kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu
Sau khi lên lịch đi tiểu, hãy từ từ kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu. Nếu ban đầu bạn đi tiểu cách 2 tiếng một lần, bạn có thể kéo dài đến 2 tiếng 15 phút, sau đó tiến đến 2 tiếng rưỡi. Mục tiêu cuối cùng là đi tiểu cách 3 - 4 tiếng một lần.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cách nhịn tiểu khi đi xe mà không thể sử dụng nhà vệ sinh. Mong rằng bài viết này hữu ích cho bạn trong các trường hợp cần phải nhịn tiểu khi đi xa.
Xem thêm:
- Giải đáp: Chúng ta có thể nhịn tiểu tối đa bao lâu?
- Nhịn tiểu lâu bị đau bụng dưới là dấu hiệu của bệnh gì?