Sữa đậu nành là loại sữa hạt mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, xoay quanh việc ai nên uống loại sữa này, ai không nên uống vẫn tồn tại nhiều quan điểm trái chiều gây tranh cãi. Một trong số đó là việc nhiều bà mẹ cho rằng con trai không nên uống sữa đậu nành vì có thể làm ảnh hưởng đến lượng hormone giới tính. Thậm chí, ngay khi biết đang mang thai con trai, nhiều thai phụ cũng không uống sữa đậu nành. Liệu quan điểm này có chính xác không? Bé trai uống sữa đậu nành có tốt không? Cùng Long Châu tìm hiểu về việc bé trai uống sữa đậu nành mỗi ngày có tốt khôngnhé!
Sữa đậu nành và thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Sữa đậu nành là được chế biến từ hạt đậu nành, là loại sữa có nguồn gốc từ thực vật phù hợp với nhiều chế độ ăn khác nhau nên được nhiều người ưa thích. Sữa được làm bằng cách ngâm và nghiền hạt đậu nành với nước, sau đó bỏ bã, lọc lấy nước. Nước đậu được đun sôi và lọc lại kỹ càng để làm thành loại sữa đậu sánh mịn và giàu dinh dưỡng.
Sữa đậu nành có hàm lượng dinh dưỡng cao. Cứ 100ml sữa đậu nành sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 28 calo, 3,1g chất đạm, 1,6g chất béo, 18mg canxi, 1,2g sắt cùng nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu khác như: Kali, vitamin A, vitamin D, vitamin B12…
Uống sữa đậu nành có tốt không? Đây thực sự là loại sữa tốt cho sức khỏe vì:
- Đạm trong sữa đậu nành là đạm thực vật, có giá trị sinh học cao, cung cấp đầy đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể.
- Chất béo trong đậu nành phần lớn là acid béo không bão hòa tốt cho sức khỏe tim mạch.
- Isoflavones trong sữa đậu nành là thành phần vừa tốt cho tim mạch, vừa có tác dụng điều hòa nội tiết tố.
- Với những người bị dị ứng với sữa động vật, người ăn chay, sữa đậu nành là loại sữa thay thế lý tưởng cho sữa động vật.
Lầm tưởng về tác hại của sữa đậu nành với bé trai
Sữa đậu nành nhìn chung tốt cho sức khỏe, nhưng liệu bé trai uống sữa đậu nành có tốt không. Rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm đến thông tin này. Và nếu bạn cũng là một trong số đó, cùng đọc tiếp nhé!
Nhiều bậc cha mẹ băn khoăn không cho bé trai uống sữa đậu nành vì trong thành phần của đậu nành có chứa estrogen thực vật. Loại estrogen thực vật này tương tự hormone estrogen nội tiết tố do buồng trứng của nữ giới sản xuất ra. Và họ cho rằng chúng không phù hợp với các bé nam.
Thực tế, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh quan điểm này là đúng. Hàm lượng estrogen trong sữa đậu nành ở mức rất thấp. Bạn có thể hình dung, 100g đậu nành nếu dùng để nấu 1 lít sữa đậu nành. Một ngày uống 500ml sữa cũng chỉ tiêu thụ 50g hạt đậu nành. Trong 50g hạt đậu nành dùng làm sữa, phần bã được loại bỏ khá nhiều nên hàm lượng estrogen thực sự không đáng kể.
Ngoài ra, lượng estrogen này cũng không thể được hấp thụ toàn bộ vào cơ thể sau khi trải qua quá trình tiêu hóa. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng estrogen trong sữa đậu không thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển sinh lý của các bé trai.
Cũng có quan điểm cho rằng uống sữa đậu nành có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé trai khi lớn lên. Nguyên nhân do trong loại sữa này có chứa phytoestrogen (estrogen có nguồn gốc thực vật), có cấu trúc gần giống cấu trúc estrogen ở nữ giới nên thường bị lầm tưởng có ảnh hưởng đến nội tiết tố nam.
Tuy nhiên, đây cũng là sự lo lắng thái quá bởi trong 1kg hạt đậu nành mới chứa khoảng 1400 - 1530 mg phytoestrogen. Các nghiên cứu hiện nay chưa cho thấy việc uống sữa đậu nành ở mức độ vừa phải gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe hoặc sự phát triển ở bé trai. Dù chất này có tác dụng tương tự như estrogen nhưng nó cũng không có khả năng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé trai khi trưởng thành.
Bé trai uống sữa đậu nành có tốt không?
Bé trai uống sữa đậu nành có tốt không? Đây là loại sữa tốt cho sức khỏe con người nói chung nên cũng tốt cho nam giới trưởng thành và các bé trai. Lợi ích sức khỏe cụ thể là:
- Sữa đậu nành giàu canxi và vitamin D giúp các bé trai phát triển tốt về cơ, xương, khớp, hỗ trợ phát triển thể lực và chiều cao toàn diện.
- Sữa đậu nành có hàm lượng các chất saponin, isoflavone khá cao có tác dụng giảm cholesterol xấu trong máu. Nhờ đó giúp các bé trai giảm nguy cơ gặp các vấn đề về mỡ máu, thừa cân, bệnh tim mạch.
- Hàm lượng chất béo không bão hòa cao trong sữa đậu nành giúp giảm nguy cơ thừa cân béo phì khá phổ biến ở trẻ em ngày nay.
- Sữa đậu nành có thể không chứa đường hoặc khi uống chúng ta có thể chủ động điều chỉnh lượng đường thấp nên uống loại sữa này ít gây tăng cân, ít ảnh hưởng đến đường huyết.
- Các thành phần như isoflavone và acid amin arginine trong sữa đậu nành cũng giúp ổn định và điều hòa huyết áp.
- Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong sữa đậu nành giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt hay gặp ở nam giới.
Như vậy, với những lý giải về hiểu lầm thường gặp và tác dụng của sữa đậu nành, có lẽ bạn cũng đã tự mình giải đáp được thắc mắc bé trai uống sữa đậu nành có tốt không rồi đúng không nào?
Ai không nên uống sữa đậu nành?
Rõ ràng, giới tính trai hay gái không quyết định việc ai đó có nên uống sữa đậu nành hay không? Ai không nên uống sữa đậu nành? Những đối tượng không nên uống sữa đậu nành như sau:
- Những người bị dị ứng hoặc không dung nạp đạm thực vật trong sữa đậu nành khi uống loại sữa này có thể bị khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy hoặc gặp các triệu chứng dị ứng khác.
- Những người có tiền sử rối loạn tuyến giáp, rối loạn nội tiết cũng nên cân nhắc trước khi uống loại sữa này vì isoflavones trong sữa có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết.
- Người đang sử dụng các thuốc điều trị bệnh cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống sữa đậu nành. Thành phần có trong thuốc và thành phần của sữa có thể tương tác với nhau làm giảm tác dụng của thuốc.
Bé trai uống sữa đậu nành có tốt không? Câu trả lời là có nếu dùng đúng cách, uống đủ lượng. Mỗi ngày, bé trai chỉ nên uống 1 ly sữa đậu nành là đủ. Uống quá nhiều sữa đậu nành có thể làm giảm hấp thụ sắt, khiến hệ tiêu hóa khó chịu. Uống sữa đậu nành vào lúc nào là tốt cho sức khỏe? Bạn có thể uống loại sữa này vào bất kỳ thời điểm nào, tùy mục đích tăng cân, giảm cân hay duy trì cân nặng. Thời điểm lý tưởng nhất là uống vào buổi sáng và trước khi đi ngủ buổi tối 1 - 2 tiếng.
Xem thêm:
- Nữ uống sữa đậu nành nhiều bị gì? Nên uống như thế nào?
- Những ai không nên uống mầm đậu nành? Lưu ý khi uống mầm đậu nành